Câu 1 (trang 44 SGK Ngữ văn 11, tập 2)
- Hình ảnh chỉ lí tưởng cách mạng:
+ “Nắng hạ” (ánh nắng chói chang, rực rỡ nhất trong bốn mùa).
+ “Mặt trời” (đem lại hơi ấm, ánh sáng, sự sống cho muôn loài).
=> Những hình ảnh ẩn dụ kết hợp với các động từ mạnh “bừng”, “chói” đã gợi sức mạnh giác ngộ lớn lao, mạnh mẽ của lí tưởng cách mạng, của lẽ phải đối với nhà thơ.
- Hình ảnh so sánh “vườn hoa lá”, “rất đậm hương và rộn tiếng chim” (khu vườn tràn đầy màu sắc, mùi hương và âm thanh rộn rã)
=> Giúp nhà thơ diễn tả một cách sinh động, gợi cảm tâm hồn tràn ngập niềm vui sướng, say mê khi giác ngộ lí tưởng cách mạng.
Câu 2 (trang 44 SGK Ngữ văn 11, tập 2)
Nhận thức mới mẻ về lẽ sống của nhà thơ sau khi được lí tưởng soi rọi:
- Gắn cái tôi cá nhân với cái ta cộng đồng dân tộc: “tôi buộc lòng tôi với mọi người”.
- Gần gũi, yêu thương, chia sẻ với đông đảo quần chúng lao khổ để tạo nên khối đại đoàn kết vững mạnh: tình trang trải với trăm nơi/… bao hồn khổ/… mạnh khối đời.
→ Lẽ sống, tuyên ngôn sống của người thanh niên đã giác ngộ lí tưởng cách mạng: nguyện gắn cuộc đời mình với số mệnh của nhân dân, của dân tộc.
Câu 3 (trang 44 SGK Ngữ văn 11, tập 2)
Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ:
- Nhà thơ xác định vị trí của mình: ở giữa nhân dân lao khổ.
- Xác định mối quan hệ của mình với nhân dân: là con – em – anh.
- Những đối tượng gắn bó: vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn đầu em nhỏ
=> Nhà thơ gắn bó với nhân dân lao khổ bằng tình cảm gia đình, máu mủ ruột thịt.
Câu 4 (trang 44 SGK Ngữ văn 11, tập 2)
Nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ:
- Sử dụng thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh, điệp.
- Hình ảnh chọn lọc, trong sáng, gợi cảm.
- Nhịp điệu sôi nổi, phấn chấn, say mê.
- Ngôn ngữ tự nhiên, giản dị, gợi cảm, giàu nhạc điệu.