LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 99 SGK Ngữ văn 11, tập 2)
Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận:
- Khái niệm:
+ Nghị luận: dùng để chỉ một loại thao tác tư duy, là phương tiện biểu đạt.
+ Chính luận: là một phong cách chức năng ngôn ngữ.
- Phạm vi sử dụng:
+ Nghị luận được sử dung ở trong tất cả mọi lĩnh vực, kể cả văn chương (nghị luận văn học).
+ Chính luận chỉ thu hẹp trong phạm vi trình bày quan điểm về chính trị.
Câu 2 (trang 99 SGK Ngữ văn 11, tập 2)
- Đoạn văn sử dụng nhiều từ ngữ chính trị: lòng yêu nước, truyền thống, xâm lăng,...
- Lập luận rõ ràng, chặt chẽ, sử dụng hình ảnh so sánh (... tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước...)
- Quan điểm chính trị: đề cao lòng yêu nước của dân ta.
Câu 3 (trang 99 SGK Ngữ văn 11, tập 2)
Trong bài Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến:
- Tình thế buộc ta phải chiến đấu: ta muốn hòa bình, ta đã nhân nhượng nhưng kẻ thù càng lấn tới
- Ta chiến đấu bằng súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy, guộc => hiện đại đến thô sơ.
- Niềm tin vào thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến.
=> Nhận xét:
+ Ngôn ngữ ngắn gọn, cô đọng, mạch lạc.
+ Diễn đạt rõ ràng, trong sáng.
+ Lập luận chặt chẽ.