Phân tích tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền

1. Mở Bài

- Giới thiệu về tác giả Huy - gô

- Giới thiệu về đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”

2. Thân Bài

a. Nhân vật Gia-ve:

* Vẻ bề ngoài:

- Khuôn mặt: Có một "bộ mặt gớm ghiếc", nó đáng sợ đến mức Phăng-tin chỉ mới nhác trông thấy đã như "chết lịm đi", phải "lấy tay che mặt rồi kêu lên hãi hùng" cầu cứu Giăng Van-giăng.

- Giọng nói thì lạnh lùng, cộc lốc chỉ hai từ "Mau lên!" không chỉ vậy nó còn "man rợ và điên cuồng, không còn là tiếng người nói mà lá tiếng thú gầm".

- Ánh mắt giống như "cái móc sắt", "từng quen kéo giật về phía hắn bao nhiêu kẻ khốn khổ", ánh nhìn khiến người khác phải ghê sợ như ăn tận vào xương tủy của mình.

- Nụ cười "ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng".

=> Chẳng khác nào một con thú đói khát lâu ngày đang vồ mồi bằng tất cả trí lực và sự ghê gớm.

* Tính cách

- Lạnh lùng, tàn nhẫn, không mảy may thương tiếc với kẻ sắp chết, với người mẹ mất con, sẵn sàng cắt đứt những tia hy vọng cuối cùng, gián tiếp gây ra cái chết của Phăng-tin.

- Không cảm thấy hối hận hay xót thương cho cái chết của người đàn bà tội nghiệp.

=> Nội tâm Gia-ve là hình bóng của một con quỷ tàn nhẫn, là bản tính của loài ác thú chứ không còn là con người nữa.

b. Giăng Van-giăng:

* Đối với Gia-ve:

- Trước khi Phăng-tin chết thì có thái độ nhẹ nhàng, nhún nhường, ngôn ngữ nói chuyện tinh tế hòng che giấu sự thật về Cô-dét, về mình để Phăng-tin có cơ hội sống.

- Sau cái chết của Phăng-tin, ông hoàn toàn xoay chuyển, trở nên cương quyết, ngôn ngữ lạnh lùng và dứt khoát, kết tội Gia-ve "Anh đã giết chết người phụ nữ này rồi đó", sẵn sàng chiến đấu để có thể từ biệt Phăng-tin bằng phong thái mạnh mẽ, lạnh lùng khiến Gia-ve run sợ.

* Đối với Phăng-tin:

- Trước lúc cô chết, Giăng Van-giăng đã làm tất cả, kể cả việc hạ mình trước tên mật thám Gia-ve chỉ để níu giữ niềm tin và sự sống cho Phăng-tin.

- Sau khi cô qua đời, ông lại sẵn sàng chống đối Gia-ve chỉ để ở lại mấy phút từ biệt cô, người đàn ông ấy dịu dàng dùng tình thương, lòng nhân ái vô hạn để ngắm nhìn người phụ nữ bất hạnh, thì thầm với cô những lời cuối cùng với nỗi xót thương vô hạn.

=> Giăng Van-giăng hiện lên như là một vị cứu tinh với tấm lòng bao dung, được bao phủ bằng những vầng hào quang của sự yêu thương, nhân ái vô bờ bến đối với những kiếp người rẻ mạt, khốn khổ.

Cái kết biểu thị cho khuynh hướng lãng mạn của Huy-go:

- Không đem đến cho người đọc cảm giác bi lụy, tuyệt vọng về một cái kết buồn.

- "Chết là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại", Phăng-tin cuối cùng cũng thoát khỏi chốn trần gian đầy tối tăm, bẩn thỉu và đau khổ, để đến một nơi tốt hơn, ở nơi ấy có hào quang thanh khiết và vĩ đại của Chúa che chở.

- "Giờ thì tôi là của anh", Giăng Van-giăng chấp nhận quay lại con đường tù khổ sai, một cách tự nguyện và thanh thản, thể hiện tư thế chủ động của nhân vật, rằng chúng có thể mãi mãi cầm cố thể xác ông nhưng không bao giờ có thể giam cầm tâm hồn vĩ đại của ông bằng cái lồng cũi bẩn thỉu của cường quyền.

3. Kết Bài

- Khái quát và mở rộng vấn đề

Câu hỏi trong bài