Câu 1 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai bài thơ:
- Cả hai đều rời quê hương lúc còn trẻ và trở về khi tuổi đã cao.
- Khi trở về, cả hai đều thành người lạ trên chính quê hương mình.
=> So sánh tương đồng:
- Hạ Tri Chương sống trước Chế Lan Viên hơn một nghìn năm, cảnh vật và tình cảm con người đã nhiều thay đổi.
- Tuy vậy, giữa người xưa và người nay vẫn có nét tương đồng về tình cảm dành cho quê hương và cảnh ngộ khi trở về.
Câu 2 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả
- Câu nói dùng lối so sánh tương đồng, chỉ các giai đoạn khác nhau:
+ Ban đầu thu hoạch được ít, cùng với thời gian sẽ thu hoạch được nhiều hơn.
+ Học và trồng cây đều có ích, học đem lại tri thức và thành quả, trồng cây đem lại hoa trái.
=> Cả hai việc đều cần có thời gian và lòng kiên trì.
Câu 3 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
So sánh ngôn ngữ thơ trong hai bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan và Hồ Xuân Hương:
- Giống:
+ Cùng thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
+ Đều gieo vần và tuân thủ nghiêm chỉnh luật đối ở các câu 3 và 4, 5 và 6.
- Khác: ở cách dùng từ ngữ.
+ Bài Tự tình của Hồ Xuân Hương:
> Dùng ngôn ngữ hàng ngày.
> Sử dụng nhiều từ láy gợi âm thanh, cảm giác mới lạ.
> Gieo vần “om”, vần khó gieo.
+ Bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của bà huyện Thanh Quan:
> Dùng từ ngữ mang màu sắc trang trọng bởi dùng nhiều từ Hán Việt.
> Thi liệu quen thuộc trong văn chương cổ điển.