1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Anh Thơ
- Giới thiệu tác phẩm Chiều xuân
2. Thân bài
a. Khổ 1: Cảnh ngày xuân trên bến vắng
Mưa đổ bụi êm đềm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.
- Hình ảnh quen thuộc: mưa bụi, bến vắng, con đò, dòng sông, quán tranh…
- Không gian mênh mông, vắng lặng.
- Mọi hoạt động đều rất nhẹ, mơ hồ, hư thực…
=> Nữ sĩ quan sát, thưởng thức bằng cái nhìn tâm tưởng nên đã cảm nhận được cái hồn của cảnh vật thân quen. Trong chiều xuân mưa lạnh, quang cảnh bến sông ven làng càng tiêu điều, vắng vẻ. Tất cả cảnh vật dường như ẩn chứa một nỗi buồn khó tả.
b. Khổ 2: Ngày xuân trên con đường đê
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ;
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
- Cảnh vật tươi mát, tràn đầy sức sống.
- “Tràn biếc cỏ”: không gian tràn ngập một màu xanh
- Trên phông nền cỏ xanh non biếc, tác giả đưa vài nét nhấn: đàn sáo đen, mấy cánh bướm, những trâu bò
- Nữ sĩ có một phát hiện thú vị trong câu: Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa
=> Dưới mưa xuân, cỏ non xanh mơn mởn, đàn trâu đang ung dung gặm cỏ mà như đang “cúi ăn mưa”.
c. Khổ 3: Cảnh xuân trên ruộng lúa
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.
- Vừa là bức tranh thiên nhiên, vừa là bức tranh sinh hoạt của con người
- Sự hòa hợp giữa sắc màu: lúa xanh, cò trắng, yếm thắm, màu hoa cỏ khiến cho bức tranh quê trở nên sinh động, tươi tắn.
- Sự xuất hiện của hình ảnh con người: một cô nàng yếm thắm tràn đầy sức sống của tuổi xuân. Hình ảnh đáng yêu ấy thể hiện chất trữ tình lãng mạn đậm đà trong tâm hồn thi sĩ nổi tiếng của phong trào Thơ mới.
- Nghệ thuật: lấy động tả tĩnh làm nổi bật vẻ thanh bình, vắng lặng của chiều xuân chốn đồng quê.
=> Ba bức tranh vẽ ba khung cảnh khác nhau nhưng cùng một thời điểm. Nữ sĩ Anh Thơ tìm cảm hứng từ những khung cảnh bình dị, quen thuộc.
3. Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.