1. Tiểu sử - Cuộc đời
- Nguyễn Tuân (1910 – 1987), quê ở làng Mọc, phường Nhân Chính, quân Thanh Xuân, Hà Nội.
- Ông sinh gia trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
- Năm 1929, khi đang học thành chung Nam Định ông bị đuổi học.
- Sau đó, ông bị đi tù vì sang biên giới Thái Lan không có giấy phép.
- Sau khi ra tù, ông bắt đầu sự nghiệp văn chương.
- Năm 1945, ông nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến.
- Năm 1948 – 1957, ông là Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam.
- Năm 1996, Nguyễn Tuân được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
- Các tác phẩm tiêu biểu của ông gồm: “Vang bóng một thời”, “Cảnh sắc và hương vị đất nước”, “Tùy bút Sông Đà”, “Ngọn đèn dầu lạc”,....
b. Phong cách nghệ thuật
- Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc:
+ Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ "ngông": mỗi trang viết của ông đều muốn chứng tỏ tài hoa, uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả ở phương diện thẩm mỹ. Ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại gọi là “Vang bóng một thời’.
+ Sau Cách mạng tháng Tám, ông không đối lập quá khứ với hiện tại. Theo ông, cái đẹp có ở cả quá khứ, hiện tại và tương lai; tài hoa có ở cá nhân đại chúng.
+ Nguyễn Tuân theo "chủ nghĩa xê dịch". Vì thế ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, và những phong cảnh tuyệt mĩ.