Vài nét về tác giả Xuân Diệu

1. Tiểu sử, cuộc đời

- Xuân Diệu (1916 – 1985) có bút danh là Trảo Nha, tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu. Xuân Diệu lớn lên ở Quy Nhơn

- Ông thân sinh  Xuân Diệu là một nhà nho, quê ở làng Trảo Nha (nay là xã Đại Lộc), huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh; mẹ thi sĩ quê ở Gò Bồi, xã Tùng Giarn, huyện tuy Phước, Bình Định.

- Sau khi tốt nghiệp, Xuân Diệu đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho (nay là Tiền Giang), sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn

- Xuân Diệu tham gia mặt trận Việt Minh từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ông hăng say hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật

- Năm 1983, Xuân Diệu được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hòa dân chủ Đức.

- Năm 1996: Xuân Diệu được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

- Xuân Diệu để lại một sự nghiệp văn học lớn, tiêu biểu là các tập thơ:

+ Thơ thơ (1938)

+ Gửi hương cho gió (1945)

+ Riêng chung (1960)

+ Mũi Cà Mau – Cầm tay (1962)

+ Hai đợt sóng (1967)

+ Tôi giàu đôi mắt (1970)

+ Thanh ca (1982)

- Các tập văn xuôi:

+ Phấn thông vàng (1939)

+ Trường ca (1945)

- Các tập tiểu luận phê bình, nghiên cứu văn học:

+ Những bước đường tư tưởng của tôi (1958)

+ Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (1981, 1982)

+ Công việc làm thơ (1984)

b. Phong cách sáng tác:

- Xuân Diệu là nhờ thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”, “ông hoàng thơ tình”.

- Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ cùng những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.

- Giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.

- Sau Cách mạng, thơ Xuân Diệu chủ yếu hướng vào thực tế đời sống và rất giàu tính thời sự. Ông cổ vũ và hăng hái thể nghiệm khuynh hướng tăng cường chất hiện thực trong thơ.

3. Vị trí, ảnh hưởng

- Xuân Diệu là cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ, có đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực đối với nền văn học Việt Nam hiện đại