1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Tố Hữu
- Giới thiệu tác phẩm Nhớ đồng
2. Thân bài
* Hoàn cảnh sáng tác:
- Cuối tháng 4 năm 1939, Tố Hữu bị chính quyền thực dân bắt ở Huế trong một đợt khủng bố Đảng Cộng sản. Nhớ đồng được viết trong những ngày nhà thơ bị giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế)
* Phần 1: Nỗi nhớ da diết, khắc khoải khôn nguôi
- Trong tù, tâm hồn nhà thơ luôn hướng ra cuộc sống bên ngoài.
- Tác nhân gợi nhớ là tiếng hò từ xa vọng vào “Gì sâu bằng những trưa thương nhớ/ Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!”. Tiếng hò được lặp lại nhiều lần, tiếng hò lẻ loi đơn độc giữa trời trưa, nhà thơ cảm nhận được sự hiu quạnh.
- Nỗi nhớ được thể hiện qua điệp ngữ: “Gì sâu bằng những trưa thương nhớ”, điệp cấu trúc câu “Đâu…”
=> Tiếng than khắc khoải, da diết diễn tả cõi lòng khi bị giam giữ, cách biệt với thế giới bên ngoài, tiếng lòng của con người tha thiết yêu đời.
- Những hình ảnh quen thuộc của quê hương hiện lên rõ nét: “cồn thơm”, “ruồng tre mát”, “ô mạ xanh”, “nương khoai sắn…
=> Tất cả đều đơn sơ, gần gũi, quen thuộc, thân thương.
Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi
Sao mà cách biệt, quá xa xôi
Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ
Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!
- Hình ảnh mẹ già đơn chiếc và những người thân đã khuất gợi lên nỗi xót xa, thương cảm của người con xa mẹ đang phải sống trong cảnh tù lao.
- Câu hỏi tu từ lặp lại: “Đâu những…” kết hợp với câu cảm thán: “Chao ôi thương nhớ, ôi thương nhớ,..”
=> Phản ánh tâm trạng buồn thương, nhớ nhung đến cồn cào và nỗi cô đơn cưc điểm của nhà thơ trong hoàn cảnh tù đầy.
* Phần 2: Nỗi nhớ về những ngày tháng được sống tự do giữa đồng bào, đồng chí.
- Đó là những ngày tháng trên còn đường tìm kiếm chân lí của người thanh niên:
Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
- Nhà thơ như chợt bừng tỉnh sau những ngày đắm chìm trong nỗi nhớ thương dài dằng dặc, trở về với niềm say mê lí tưởng, với niềm khao khát tự do và hành động.
Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say đồng hương nắng vui ca hát
Trên chín tầng cao bát ngát trời
=> Âm điệu thơ đang buồn bã chuyển sang vui vẻ, phấn chấn.
Cho tới chừ đây, tới chừ đây
Tôi mơ qua cửa khám bao ngày
Tôi thu tất cả trong thầm lặng
Như cánh chim buồn nhớ gió mây
- Hình ảnh so sánh: “Như cánh chim buồn nhớ gió mây” đã thể hiện thân tình nỗi nhớ đồng, thực chất là nỗi nhớ quê hương, đất nước , đồng bào, đồng chí, đồng thời là khát khao tự do mãnh liệt của người chiến sĩ cách mạng đang chịu cảnh tù đày.
Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
- Hai câu kết là sự lặp lại hai câu thơ đầu, tạo nên kết cấu vòng tròn. Bài thơ khép lại nhưng cảm xúc thơ giống như những vòng song đồng tâm, mỗi lúc một lan xa, tỏa rộng không giới hạn.
3. Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm