1. Tiểu sử, cuộc đời
- Vích-to Huy-gô (1802 – 1885) là một thiên tài nở sớm và rọi sáng từ đầu thế kỉ XIX cho đến nay.
- Bản thân:
+ Thời thơ ấu: trải qua nhiều giằng xé trong tình cảm do giữa cha và mẹ có mâu thuẫn.
+ Với trí thông minh và năng khiếu đặc biệt của một cậu bé được coi là “thần đồng”, Huy-gô đã tận dụng được kho sách quý báu cùng sự giáo dục sáng suốt của mẹ, cũng như bao ấn tượng mạnh liệt từ những hành trình vất vả theo cha chuyển quân từ nơi này đến nơi khác.
+ Ông sinh ra và lớn lên trong thế kỉ XIX, một thế kỉ đầy bão tố cách mạng
+ Là nhà văn nổi tiếng nước Pháp thế kỉ XIX, là chủ soái của dòng văn học lãng mạn tích cực
- Ông là một người suốt đời có những hoạt động xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ đến những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại
- Ông là nhà văn đầu tiên của nước Pháp sau khi mất được đưa vào chôn cất ở điện Păng-tê-ông, nơi trước đó chỉ dành cho vua, chúa.
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
- Tiểu thuyết: Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Chín ba mươi (1874)…
- Thơ: Lá thu (1831), Tia sáng và bóng tối (1840), …
- Kịch: Ec-na-ni (1830),...
b. Phong cách nghệ thuật
- Mỹ học lãng mạn kết hợp với cảm quan hiện thực tạo nên sức lôi cuốn và thuyết phục của lí tưởng thẩm mỹ V. Huy-go đối với cuộc đời. Đó là Cái đẹp của Tình thương yêu hòa đồng, của Hạnh phúc bình đẳng và của sự Tiến bộ vô tận của Con người. Và đó chính là giá trị bất hủ của ý nghĩa nhân văn trong tác phẩm Victor Hugo.
- Ông đã không ngần ngại xác định chức năng của nghệ sĩ như là một "nhà tiên tri" (prophète), một "pháp sư" (mage), mà tác phẩm là một "âm vang" (écho sonore) của thời đại, hòa hợp cá nhân người sáng tạo với dân tộc, nhân loại và lịch sử trong nhiệm vụ cải tạo cuộc sống để do đó khẳng định vai trò và sứ mệnh cao quí của người nghệ sĩ.