I. Hàm số logarit
- Hàm số logarit cơ số a là hàm số có dạng y=logax(0<a≠1).
- Hàm số logarit có đạo hàm tại ∀x>0 và y′=(logax)′=1xlna
(đặc biệt (lnx)′=1x )
- Giới hạn liên quan limx→0ln(1+x)x=1.
- Đạo hàm: y=logax⇒y′=(logax)′=1xlna;y=logau(x)⇒y′=u′(x)u(x)lna
(đặc biệt (lnx)′=1x )
Khảo sát y=logax:
- TXĐ: D=(0;+∞)
- Chiều biến thiên:
+ Nếu a>1 thì hàm đồng biến trên (0;+∞).
+ Nếu 0<a<1 thì hàm nghịch biến trên (0;+∞).
- Đồ thị:
+ Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng x=0.
+ Đồ thị hàm số luôn đi qua các điểm (1;0) và (a;1).
+ Đồ thị nằm hoàn toàn phía bên phải trục tung vì x>0.
+ Dáng đồ thị:

II. Tính giới hạn các hàm số
Phương pháp:
Áp dụng các công thức tính giới hạn đặc biệt để tính toán:
limx→0ln(1+x)x=1 ; limx→0loga(1+x)x=1lna
III. Tìm GTLN, GTNN của hàm số mũ và hàm số logarit trên một đoạn
Phương pháp:
- Bước 1: Tính y′, tìm các nghiệm x1,x2,...,xn∈[a;b] của phương trình y′=0.
- Bước 2: Tính f(a),f(b),f(x1),...,f(xn).
- Bước 3: So sánh các giá trị vừa tính ở trên và kết luận GTLN, GTNN của hàm số.
+ GTNN m là số nhỏ nhất trong các giá trị tính được.
+ GTLN M là số lớn nhất trong các giá trị tính được.