I. Tính đơn điệu của hàm số mũ
- Tính đơn điệu của các hàm số y=ax
+ Với 0<a<1 thì hàm số y=ax nghịch biến.
+ Với a>1 thì hàm số y=ax đồng biến.
II. Giải bất phương trình mũ
Phương pháp:
- Bước 1: Đặt điều kiện cho ẩn để các biểu thức có nghĩa.
- Bước 2: Sử dụng các phép biến đổi: đưa về cùng cơ số, đặt ẩn phụ, đưa về dạng tích, logarit hóa, dùng hàm số,…để giải bất phương trình.
- Bước 3: Kiểm tra điều kiện và kết luận tập nghiệm.
Khi giải bất phương trình mũ cần chú ý đến điều kiện của cơ số a.
Ví dụ 1: Tập nghiệm của bất phương trình 3x≥32x−1 là:
A. (−∞;1]
B. (−∞;1)
C. (1;+∞)
D. [1;+∞)
Phương pháp:
Sử dụng phương pháp giải bất phương trình mũ với cơ số a>1: af(x)≥ag(x)⇔f(x)≥g(x) .
Cách giải:
3x≥32x−1⇔x≥2x−1⇔−x≥−1⇔x≤1
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là (−∞;1].
Chọn A.
Ví dụ 2: Tập nghiệm của bất phương trình: (14)x+(12)x−2≤0 là:
A. (−∞;1]
B. (−1;+∞)
C. [0;+∞)
D. (−∞;0]
Phương pháp:
Đưa về cùng cơ số và biến đổi thành dạng tích rồi giải bất phương trình.
Cách giải:
(14)x+(12)x−2≤0⇔(12)2x+(12)x−2≤0⇔[(12)x−1][(12)x+2]≤0⇔(12)x−1≤0⇔(12)x≤1⇔(12)x≤(12)0⇔x≥0
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là [0;+∞).
Chọn C.
III. Tìm điều kiện của tham số để bất phương trình có nghiệm
Phương pháp:
- Bước 1: Đặt điều kiện cho ẩn để các biểu thức có nghĩa.
- Bước 2: Biến đổi bất phương trình đã cho, nêu điều kiện để bất phương trình có nghiệm hoặc biện luận theo m nghiệm của bất phương trình.
- Bước 3: Giải điều kiện ở trên để tìm và kết luận điều kiện tham số.
Ví dụ: Tìm m để bất phương trình m.4x−2<0 nghiệm đúng với mọi x.
A. m∈R
B. m=0
C. m>0
D. m≤0
Phương pháp:
- Biến đổi bất phương trình đã cho về m.4x<2.
- Biện luận bất phương trình theo m nghiệm của bất phương trình.
Cách giải:
Ta có: m.4x−2<0⇔m.4x<2.
+ Nếu m≤0 thì m.4x≤0<2 đúng với mọi x.
+ Nếu m>0 thì m.4x<2⇔4x<2m⇔x<log42m, do đó bất phương trình không nghiệm đúng với mọi x.
Vậy m≤0.
Chọn D.