Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình

Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hồ Chí Minh

Đổi lựa chọn

Câu 1 Trắc nghiệm

Cho một số có hai chữ số . Nếu đổi chỗ hai chữ số của nó thì được một số lớn hơn số đã cho

là $63$. Tổng của số đã cho và số mới tạo thành bằng $99$. Tổng các chữ số của số đó là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Gọi số cần tìm là \(\overline {ab} ,\,\,a \in {\mathbb{N}^*},\,\,b \in {\mathbb{N}^*}\), $a,b \le 9$.

 

Đổi chỗ hai chữ số của nó thì được một số mới là \(\overline {ba} \)

Ta có hệ phương trình :

\(\left\{ \begin{array}{l}\overline {ba}  - \overline {ab}  = 63\\\overline {ba}  + \overline {ab}  = 99\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}2\overline {ab}  = 36\\\overline {ba}  + \overline {ab}  = 99\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\overline {ab}  = 18\\\overline {ba}  = 81\end{array} \right.\,\)(thỏa mãn)

Vậy số cần tìm là $18$  nên tổng các chữ số là $1 + 8 = 9$.

Câu 2 Trắc nghiệm

Cho một số có hai chữ số . Chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là $5$. Nếu đổi chỗ hai chữ số cho nhau ta được một số bằng $\dfrac{3}{8}$ số ban đầu. Tìm tích các chữ số của số ban đầu.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Gọi số cần tìm là \(\overline {ab} ,\,\,a \in {\mathbb{N}^*},\,\,b \in {\mathbb{N}^*}\), $a,b \le 9$.

 

Đổi chỗ hai chữ số của nó thì được một số mới là \(\overline {ba} \)

Ta có hệ phương trình :

$\left\{ \begin{array}{l}a - b = 5\\\overline {ba}  = \dfrac{3}{8}\overline {ab} \end{array} \right.$$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = b + 5\\b.10 + a = \dfrac{3}{8}\left( {a.10 + b} \right)\end{array} \right.$$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = b + 5\\80b + 8\left( {b + 5} \right) = 30\left( {b + 5} \right) + 3b\end{array} \right.$

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = b + 5\\55b = 110\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}b = 2\\a = 7\end{array} \right.$(thỏa mãn)

Vậy số cần tìm là $72$ nên tích các chữ số là $2.7 = 14$.

Câu 3 Trắc nghiệm

Đề mẫu ĐGNL 2018

Bốn người cùng góp tiền mua một món quà 60000 đồng. Người thứ hai, ba, tư trả số tiền lần lượt bằng \(\dfrac{1}{2},\dfrac{1}{3},\dfrac{1}{4}\) tổng số tiền của ba người còn lại. khi đó số tiền mà người thứ nhất trả là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Gọi số tiền mà người thứ nhất, thứ hai, thứ ba thứ tư trả lần lượt là \(x,y,z,t\left( {x,y,z,t \in {\mathbb{N}^*}} \right)\).

Theo đề bài ta có hệ: \(\left\{ \begin{array}{l}x + y + z + t = 60.000\\y = \dfrac{1}{2}\left( {y + z + t} \right)\\z = \dfrac{1}{3}\left( {x + y + t} \right)\\t = \dfrac{1}{4}\left( {x + y + z} \right)\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x + y + z + t = 60.000\\2y = x + t + z\\3z = x + y + t\\4t = x + y + z\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 13.000\\y = 20.000\\z = 15.000\\t = 12.000\end{array} \right.\)

Vậy người thứ nhất trả 13.000 đồng.

Câu 4 Trắc nghiệm

Một ô tô đi quãng đường $AB$ với vận tốc $50\,\,km/h$ , rồi đi tiếp quãng đường $BC$ với vận tốc $45km/h.$ Biết quãng đường tổng cộng dài $165\,\,km$ và thời gian ô tô đi trên quãng đường $AB$ ít hơn thời gian đi trên quãng đường $BC$ là $30$  phút. Tính thời gian ô tô đi trên đoạn đường $AB$.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Gọi thời gian ô tô đi trên mỗi đoạn đường $AB$ và $BC$ lần lượt là $x,y$

($x>0;y>0,5$ ; đơn vị : giờ). Ta có hệ phương trình :

\(\left\{ \begin{array}{l}50.x + 45.y = 165\\y - x = 0,5\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 1,5\\y = 2\end{array} \right.\) (Thỏa mãn)

Vậy thời gian ô tô đi hết quãng đường $AB$ là $1,5$ giờ. Thời gian ô tô đi hết quãng đường $BC$ là $2$  giờ.

Câu 5 Trắc nghiệm

Đề mẫu ĐGNL 2020

Bạn A mua 2 quyển tập, 2 bút bi và 3 bút chì với giá 68.000 đ; bạn B mua 3 quyển tập, 2 bút bi và 4 bút chì cùng loại với giá 74.000 đ; bạn C mua 3 quyển tập, 4 bút bi và 5 bút chì cùng loại. Số tiền bạn C phải trả là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Bước 1:

Gọi số tiền mua 1 quyển tập, 1 bút bi, 1 bút chì lần lượt là: \(x;y;z\left( {x;y;z > 0} \right)\) (nghìn đồng).

Bước 2:

Theo bài ta có hệ:

\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}2x + 2y + 3z = 68000\\3x + 2y + 4z = 74000\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}6x + 6y + 9z = 204000\\6x + 4y + 8z = 148000\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2y + z = 56000\\3x = 74000 - \left( {2y + 4z} \right)\end{array} \right.\end{array}\)

Bước 3:

Số tiền bạn C phải trả là:

\(\begin{array}{l}3x + 4y + 5z = 74000 - \left( {2y + 4z} \right)+ 4y + 5z\\ = 74000 + 2y + z = 74000 + 56000\\ = 130000\end{array}\)

Vậy số tiền bạn C phải trả là 130.000 đồng.

Câu 6 Trắc nghiệm

Trên một cánh đồng cấy $60$ ha lúa giống mới và $40$  ha lúa giống cũ, thu hoạch được tất cả $460$  tấn thóc. Hỏi năng suất  lúa mới trên $1$  ha là bao nhiêu, biết rằng $3$ ha trồng lúa mới thu hoạch được ít hơn $4$ ha trồng lúa cũ là $1$  tấn.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Gọi năng suất lúa mới và lúa cũ trên $1$ ha lần lượt là $x;y\,\,\left( {x,y > 0} \right)$ đơn vị: tấn/ha

Vì cấy $60$ ha lúa giống mới và $40$  ha lúa giống cũ, thu hoạch được tất cả $460$  tấn thóc nên ta có

$60x + 40y = 460$

 Vì $3$ ha trồng lúa mới thu hoạch được ít hơn $4$ ha trồng lúa cũ là $1$  tấn nên ta có phương trình

$4y - 3x = 1$

Suy ra hệ phương trình $\left\{ \begin{array}{l}4y - 3x = 1\\60x + 40y = 460\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 30x + 40y = 10\\60x + 40y = 460\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 5\\y = 4\end{array} \right.$ (thỏa mãn)

Vậy năng suất  lúa mới trên $1$  ha là $5$ tấn.

Câu 7 Trắc nghiệm

Trên một cánh đồng cấy 60 ha lúa giống mới và 40 ha lúa giống cũ, hu hoạch được tất cả 460 tấn thóc. Hỏi năng suất lúa mới trên 1 ha là bao nhiêu, biết rằng 3 ha trồng lúa mới thu hoạch được ít hơn 4 ha trồng lúa cũ là 1 tấn.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Bước 1:

Gọi năng suất lúa mới và lúa cũ trên 1 ha lần lượt là $x;y (x;y>0)$, (tấn/ha)

Bước 2:

Vì cấy 60 (ha) lúa giống mới và 40 (ha) lúa giống cũ, thua hoạch được tất cả 460 tấn thóc nên ta có phương trình:

\(60x + 40y = 460\)

Bước 3:

Vì 3 (ha) trồng lúa mới thu hoạch được ít hơn 4 (ha) trồng lúa cũ là 1 tấn nên ta có phương trình \(4y - 3x = 1\).

Bước 4:

Khi đó ta có hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l} - 3x + 4y = 1\\60x + 40y = 460\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 5\\y = 4\end{array} \right.\left( {tm} \right)\)

Vậy năng suất lúa mới trên 1 ha là 5 tấn.

Câu 8 Trắc nghiệm

Trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam có bài toán “Trăm trâu trăm cỏ” sau đây:

Trăm trâu trăm cỏ,

Trâu đứng ăn năm,

Trâu nằm ăn ba,

Lụ khụ trâu già,

Ba con một bó.

Hỏi có bao nhiêu trâm nằm, biết số con trâu nằm là số lẻ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Bước 1:

Gọi số trâu đứng, trâu nằm, trâu già lần lượt là \(x,y,z\) (con), \(\left( {0 < x,y,z < 100;x,y,z \in \mathbb{N}} \right)\), (\(y\) là số lẻ).

Bước 2:

Theo đề bài,

Tổng số con trâu là 100 nên ta có: \(x + y + z = 100\left( 1 \right)\).

Trâu đứng ăn năm tức là mỗi con trâu đứng ăn 5 bó

Trâu nằm ăn ba tức là mỗi con trâu nằm ăn 3 bó.

Trâu già, ba con 1 bó tức là cứ 3 con bò thì ăn hết 1 bó.

=> Ta có phương trình tương ứng về tổng số bó cỏ là \(5x + 3y + \dfrac{1}{3}z = 100\).

Từ (1), (2) ta được hệ: \(\left\{ \begin{array}{l}x + y + z = 100\\5x + 3y + \dfrac{1}{3}z = 100\end{array} \right.\)

Bước 3:

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x + y + z = 100\\15x + 9y + z = 300\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x + y + z = 100\\14x + 8y = 200\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x + y + z = 100\\7x + 4y = 100\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x + y + z = 100\\y = \dfrac{{100 - 7z}}{4}\end{array} \right.\end{array}\)

Ta có \(y = \dfrac{{100 - 7x}}{4} = 25 - \dfrac{{7x}}{4}\) là số lẻ nên \(x \vdots 4,\dfrac{{7x}}{4} < 25\) và \(\dfrac{{7x}}{4}\) chẵn.

\(\dfrac{{7x}}{4} < 25 \Leftrightarrow x < \dfrac{{100}}{7} \Rightarrow x \le 14\)

Do \(x \vdots 4 \Rightarrow x \in \left\{ {4;8;12} \right\}\)

Với \(x = 4 \Rightarrow \dfrac{{7x}}{4} = 7\)(KTM).

Với \(x = 8\)\( \Rightarrow \dfrac{{7x}}{4} = 14\)(TM)

=> \(y = 25 - 14 = 11\)

Với \(x = 12 \Rightarrow \dfrac{{7x}}{4} = 21\)(KTM).

Vậy số trâu nằm là 11 con.

Câu 9 Trắc nghiệm

Hai người A và B làm xong công việc trong 72 giờ; còn người A và C làm xong công việc đó trong 63 giờ; người B và C làm xong công việc đó trong 56 giờ. Hỏi nếu cả ba người cùng làm công việc đó thì sau bao lâu xong công việc?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Bước 1:

Gọi thời gian người A, người B, người C làm một mình xong công việc lần lượt là \(x,y,z\) (giờ), \(\left( {x,y,z > 0} \right)\).

Bước 2:

Mỗi giờ người A, B, C làm được công việc lần lượt là \(\dfrac{1}{x},\dfrac{1}{y},\dfrac{1}{z}\) (công việc).

Theo đề bài,

Hai người A và B cùng làm xong công việc trong 72 giờ nên ta có: \(\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} = \dfrac{1}{{72}}\).

Người A và C cùng làm xong công việc trong 63 giờ nên ta có: \(\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{z} = \dfrac{1}{{63}}\).

Người B và C cùng làm xong công việc trong 56 giờ nên ta có: \(\dfrac{1}{y} + \dfrac{1}{z} = \dfrac{1}{{56}}\)

=> Ta được hệ: \(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} = \dfrac{1}{{72}}\\\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{z} = \dfrac{1}{{63}}\\\dfrac{1}{y} + \dfrac{1}{z} = \dfrac{1}{{56}}\end{array} \right.\)

Bước 3:

=> Trong một giờ cả ba cùng làm được số công việc là \(\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} + \dfrac{1}{z} = \left( {\dfrac{1}{{72}} + \dfrac{1}{{63}} + \dfrac{1}{{56}}} \right):2 = \dfrac{1}{{42}}\)(công việc).

Vậy cả ba cùng làm thì hoàn thành công việc trong \(42\) (giờ).

Câu 10 Trắc nghiệm

Hai trường có tất cả 300 học sinh tham gia một cuộc thi. Biết trường A có 75% học sinh đạt, trường 2 có 60% đạt nên cả 2 trường có 207 học sinh đạt. Số học sinh dự thi của trường A và trường B lần lượt là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Bước 1:

Gọi số học sinh của trường thứ nhất dự thi là \(x\) (học sinh) \(\left( {x \in {\mathbb{N}^*},x < 300} \right)\).

Số học sinh của trường thứ hai dự thi là \(y\) (học sinh) \(\left( {y \in {\mathbb{N}^*},y < 300} \right)\).

Hai trường có tất cả 300 học sinh tham gia cuộc thi nên ta có phương trình \(x + y = 300\left( 1 \right)\)

Trường A có 75% học sinh đạt, trường B có 60% đạt nên cả hai trường có 207 học sinh đạt, ta có:

\(0,75x + 0,6y = 207\left( 2 \right)\)

Bước 2:

Từ (1) và (2) ta được hệ:

\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}x + y = 300\\0,75x + 0,6y = 207\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 180\left( {tm} \right)\\y = 120\left( {tm} \right)\end{array} \right.\end{array}\)

Bước 3:

Vậy số học sinh của trường A dự thi là 180 học sinh, số học sinh của trường B dự thi là 120 học sinh.

Câu 11 Trắc nghiệm

Minh và hai thợ phụ của anh mỗi người sơn với một năng suất không đổi, nhưng khác nhau. Họ luôn bắt đầu lúc 8 giờ sáng và cả ba sử dụng một lượng thời gian như nhau để ăn trưa. Ngày thứ nhất cả ba cùng làm việc và hoàn thành 50% ngôi nhà, kết thúc công việc lúc 4 giờ chiều. Ngày thứ hai, khi Minh vắng mặt, hai thợ phụ chỉ sơn được 24% ngôi nhà và kết thúc công việc lúc 2 giờ 12 phút chiều. Ngày thứ ba, Minh làm việc một mình đến 7 giờ 12 phút tối và hoàn thành công việc sơn ngôi nhà. Hỏi mỗi ngày họ đã nghỉ ăn trưa bao nhiêu phút?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Bước 1:

Gọi năng suất của Minh là x (công việc/giờ), năng suất của hai thợ phụ là y (công việc/giờ) và thời gian họ nghỉ ăn trưa là z (giờ) \(\left( {x,y,z > 0} \right)\).

Bước 2:

Thời gian cả 3 người cùng làm việc ngày thứ nhất là \(16 - 8 - z = 8 - z\)(giờ).

Ngày thứ nhất, cả 3 người làm được 50% ngôi nhà nên có phương trình \(\left( {8 - z} \right)\left( {x + y} \right) = \dfrac{{50}}{{100}}\left( 1 \right)\).

Thời gian làm việc của 2 thợ phụ ngày thứ hai (tính cả lúc ăn trưa) là 6 giờ 12 phút = \(\dfrac{{31}}{5}\left( h \right)\).

Thời gian làm việc ngày thứ 2 (không tính lúc ăn trưa) là \(\dfrac{{31}}{5} - z\)(giờ).

Do lượng công việc của hai thợ phụ làm được là 24% ngôi nhà nên ta có: \(\left( {\dfrac{{31}}{5} - z} \right).y = \dfrac{{24}}{{100}}\left( 2 \right)\).

Thời gian Minh làm ngày thứ 3 (không tính lúc ăn trưa) là \(\dfrac{{56}}{5} - z\) (giờ).

Ngày thứ ba Minh làm được 100%-50%-24%=26% ngôi nhà nên ta có phương trình:

\(\left( {\dfrac{{56}}{5} - z} \right).x = \dfrac{{26}}{{100}}\left( 3 \right)\) .

Bước 3:

Lấy (1)-(2)-(3) ta được:

\(\begin{array}{l}\left( {8 - z} \right)\left( {x + y} \right) - \left( {\dfrac{{31}}{5} - z} \right).y - \left( {\dfrac{{56}}{5} - z} \right).x = 0\\ \Leftrightarrow 8\left( {x + y} \right) - \dfrac{{31}}{5}y - \dfrac{{56}}{5}x = 0\\ \Leftrightarrow \dfrac{y}{x} = \dfrac{{16}}{9}\end{array}\)

Lấy (2) chia cho (3) ta được:

\(\begin{array}{l}\dfrac{{\dfrac{{31}}{5} - z}}{{\dfrac{{56}}{5} - z}}.\dfrac{y}{x} = \dfrac{{24}}{{26}} \Leftrightarrow \dfrac{{31 - 5z}}{{56 - 5z}} = \dfrac{{12}}{{13}}.\dfrac{9}{{16}} = \dfrac{{27}}{{52}}\\ \Leftrightarrow z = 0,8\left( {tm} \right)\end{array}\)

Bước 4:

Vậy ba người nghỉ ăn trưa \(0,8\left( h \right) = 48\) phút.

Câu 12 Trắc nghiệm

Ba người bạn thân là An, Phương, Minh cùng đi câu cá. Khi về, An thấy mình được nhiều bèn cho Phương và Minh một số cá bằng số cá của mỗi người câu được. Khi ấy, Phương thấy mình được nhiều quá liền cho lại An và Minh số cá bằng số cá mỗi người hiện có. Sau lần này, Minh thấy mình nhiều quá bèn cho lại An và Phương số cá bằng số cá hiện có của mỗi người. Ba người vui vẻ ra về vì số cá của họ đã như nhau. Biết rằng cả 3 người câu được cả thảy 24 con. Hỏi mỗi người câu được bao nhiêu con cá?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Bước 1:

Gọi số cá của An, Phương, Minh lần lượt là \(x,y,z\left( {0 < x,y,z < 24;x,y,z \in \mathbb{N}} \right)\).

Bước 2:

Ta có bảng sau:

Vì sau lần 3 cả ba bạn có số cá bằng nhau và tổng số cá 3 bạn câu được là 24 con nên sau 3 lần nhường cá thì mỗi bạn có 8 con.

Bước 3:

Ta có hệ: \(\left\{ \begin{array}{l}4x - 4y - 4z = 8\\6y - 2x - 2z = 8\\7z - x - y = 8\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 13\\y = 7\\z = 4\end{array} \right.\left( {tm} \right)\)

Bước 4:

Vậy lúc đầu An câu được 13 con, Phương câu được 7 con và Minh câu được 4 con.

Câu 13 Trắc nghiệm

Lớp học có 30 học sinh, trong đó số học sinh nam nhiều hơn số học sinh nữ. Một buổi tối, tất cả đi xem hát. Trong lần giải lao thứ nhất, mỗi bạn nữ mua một cái bánh phô mai và mỗi bạn nam mua một cốc cô- ca (giá tiền mỗi bánh phô mai và mỗi cốc cô-ca đều là số nguyên). Trong lần giải lao thứ nhất, mỗi bạn nữ mua một cốc cô-ca và mỗi bạn nam mua một cái bánh phô mai. Lần giải lao thứ hai, cả lớp đã tiêu ít tiền hơn lần giải lao thứ nhất là 2 đô-la. Số bạn nam và số bạn nữ của lớp lần lượt là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Bước 1: Gọi số học sinh nữ và học sinh nam của lớp học đó là: \(x,y\) (học sinh),\(\left( {x,y \in {\mathbb{N}^*},y < x < 30} \right)\).

Khi đó ta có: \(x + y = 30\)   (1)

Bước 2: Gọi giá tiền của một cái bánh phô mai và một cốc cô-ca lần lượt là \(a,b\) (đô-la), \(\left( {a,b \in {\mathbb{N}^*}} \right)\).

Bước 3:

Số tiền đã tiêu sau giải lao lần thứ nhất là: \(ax + by\) (đô-la).

Số tiền đã tiêu sau giải lao lần thứ hai là: \(ay + bx\) (đô-la).

Lần giải lao thứ hai, cả lớp tiêu ít hơn lần thứ nhất là 2 đô – la nên ta có phương trình:

\(\begin{array}{l}ax + by - \left( {ay + bx} \right) = 2\\ \Leftrightarrow a\left( {x - y} \right) - b\left( {x - y} \right) = 2\end{array}\)

\( \Leftrightarrow \left( {a - b} \right)\left( {x - y} \right) = 2\)

Vì \(a,b,x,y\) đều là các số tự nhiên nên ta có: \(x - y \in \left\{ { \pm 1; \pm 2} \right\}\)

Lại có \(x + y = 30\) là số chẵn nên \(x - y\) cũng phải là số chẵn, mà \(x > y =  > x - y > 0\).

\( \Rightarrow x - y = 2\)   (2)

Từ (1) và (2) ta có \(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 30\\x - y = 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 16\left( {tm} \right)\\y = 14\left( {tm} \right)\end{array} \right.\)

Vậy lớp đó có 16 bạn nam và 14 bạn nữ.

Câu 14 Trắc nghiệm

Có 11 cái hộp lớn, một số trong chúng chứa 8 cái hộp nhỡ. Một số hộp nhỡ lại chứa 8 cái hộp nhỏ. Biết rằng có 102 cái hộp rỗng. Hỏi tất cả có bao nhiêu cái hộp?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Bước 1:

Gọi số hộp lớn có chứa hộp nhỡ  là: \(x\) (hộp),\(\left( {x \in {\mathbb{N}^*},x < 11} \right)\).

Gọi số hộp nhỡ có chứa hộp nhỏ  là: \(y\) (hộp),\(\left( {y \in {\mathbb{N}^*},y < 8} \right)\).

Bước 2:

Số hộp nhỡ là \(8x\) (hộp).

Số hộp nhỏ là \(8y\) (hộp).

Số chiếc hộp lớn không chứa các hộp nhỡ là: \(11 - x\) (hộp).

Số chiếc hộp nhỡ không chứa các hộp nhỏ là: \(8x - y\) (hộp).

Theo đề bài ta có 102 cái hộp rỗng nên ta có phương trình:

\(11 - x + 8x - y + 8y = 102 \Leftrightarrow x + y = 13\)

Bước 3:

Tổng số hộp là \(11 + 8x + 8y = 11 + 8\left( {x + y} \right) = 115\) (hộp).

Câu 15 Trắc nghiệm

Bác Mai mua 2 kg cam, 2 kg quýt và 1 kg táo hết 108.000 đồng. Cô Loan mua 3 kg cam, 1 kg quýt và 2 kg táo hết 121.000 đồng. Chị Hà mua 2 kg cam, 3 kg quýt và 1 kg táo hết 133.000 đồng. Hỏi chị Thu mua 1 kg cam, 4 kg quýt và 2 kg táo thì hết bao nhiêu tiền, biết số tiền mỗi loại trái cây không đổi.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Bước 1:

Gọi số tiền 1 kg cam là \(x\) (đồng) \(\left( {x > 0} \right)\)

Gọi số tiền 1 kg quýt là \(y\) (đồng) \(\left( {y > 0} \right)\)

Gọi số tiền 1 kg táo là \(z\) (đồng) \(\left( {z > 0} \right)\)

Bác Mai mua 2 kg cam, 2 kg quýt và 1 kg táo hết 108.000 đồng nên ta có phương trình:

\(2x + 2y + z = 108000\)   (1)

Cô Loan mua 3 kg cam, 1 kg quýt và 2 kg táo hết 121.000 đồng nên ta có phương trình:

\(3x + y + 2z = 121000\)   (2)

Chị Hà mua 2 kg cam, 3 kg quýt và 1 kg táo hết 133.000 đồng nên ta có phương trình:

\(2x + 3y + z = 133000\)    (3)

Bước 2:

Từ (1), (2) và (3) ta có hệ phương trình:

\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}2x + 2y + z = 108000\\3x + y + 2z = 121000\\2x + 3y + z = 133000\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 20000\left( {tm} \right)\\y = 25000\left( {tm} \right)\\z = 18000\left( {tm} \right)\end{array} \right.\end{array}\)

Bước 3:

Vậy chị Thu mua 1 kg cam, 4 kg quýt và 2 kg táo thì hết số tiền là

\(1.20000 + 4.25000 + 2.18000 = 156000\) (đồng).

Câu 16 Trắc nghiệm

Cạnh huyền của \(\Delta ABC\) vuông tại A biết chu vi của tam giác là 24 m và tổng bình phương của ba cạnh bằng 200 là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Bước 1:

Gọi độ dài các cạnh góc vuông của \(\Delta ABC\) là \(x,y\left( m \right)\), độ dài cạnh huyền là \(z\left( m \right),\left( {0 < x,y,z < 24} \right)\).

Chu vi của tam giác là \(24\)m nên ta có phương trình \(x + y + z = 24\).

Tổng bình phương của ba cạnh của tam giác là 200 nên ta có: \({x^2} + {y^2} + {z^2} = 200\).

Áp dụng định lý Pitago ta có phương trình: \({x^2} + {y^2} = {z^2}\)

Bước 2:

Vậy ta có hệ \(\left\{ \begin{array}{l}x + y + z = 24\\{x^2} + {y^2} + {z^2} = 200\\{x^2} + {y^2} = {z^2}\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow 2{z^2} = 200 \Leftrightarrow z = 10\left( {tm} \right)\)

Bước 3:

\(\begin{array}{l} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x + y = 14\\{x^2} + {y^2} = 100\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}y = 14 - x\\2{x^2} - 28x + 96 = 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 6,y = 8\\x = 8,y = 6\end{array} \right.\end{array}\)

Độ dài cạnh huyền của tam giác đã cho là 10 m.

Câu 17 Trắc nghiệm

Một chiếc thuyền xuôi, ngược dòng trên một khúc sông dài 40km hết 4h 30 phút. Biết thời gian thuyền xuôi dòng 5km bằng thời gian thuyền ngược dòng 4km. Vận tốc của dòng nước là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Bước 1:

Gọi vận tốc thực của thuyền và vận tốc của dòng nước lần lượt là \(x,y\left( {km/h} \right),\left( {0 < y < x} \right)\).

Bước 2:

\( \Rightarrow \)Vận tốc của thuyền khi nước xuôi dòng và ngược dòng lần lượt là:

\(x + y\left( {km/h} \right),x - y\left( {km/h} \right)\).

\( \Rightarrow \)Thời gian thuyền đi xuôi dòng và ngược dòng hết  40km  lần lượt là \(\dfrac{{40}}{{x + y}}\left( h \right),\dfrac{{40}}{{x - y}}\left( h \right)\).

Chiếc thuyền đã đi xuôi dòng và ngược dòng khúc sông dài 40 km hết 4 giờ 30 phút = \(\dfrac{9}{2}\left( h \right)\) nên ta có phương trình: \(\dfrac{{40}}{{x + y}} + \dfrac{{40}}{{x - y}} = \dfrac{9}{2}\left( 1 \right)\)

Thời gian thuyền xuôi dòng 5 km là: \(\dfrac{5}{{x + y}}\left( h \right)\)

Thời gian thuyền ngược dòng 4 km là \(\dfrac{4}{{x - y}}\left( h \right)\).

Khi đó ta có phương trình \(\dfrac{5}{{x + y}} = \dfrac{4}{{x - y}}\)  (2)

Bước 3:

Từ (1) và (2) ta có hệ: \(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{{40}}{{x + y}} + \dfrac{{40}}{{x - y}} = \dfrac{9}{2}\\\dfrac{5}{{x + y}} = \dfrac{4}{{x - y}}\end{array} \right.\)

Đặt \(\dfrac{1}{{x + y}} = a,\dfrac{1}{{x - y}} = b\). Khi đó hệ phương trình trên trở thành: \(\left\{ \begin{array}{l}40a + 40b = \dfrac{9}{2}\\5a = 4b\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = \dfrac{1}{{20}}\\b = \dfrac{1}{{16}}\end{array} \right.\)

\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x + y = 20\\x - y = 16\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 18\\y = 2\end{array} \right.\left( {tm} \right)\)

Bước 4: Vậy vận tốc dòng nước là 2km/h.

Câu 18 Trắc nghiệm

Tìm một số có hai chữ số biết rằng: Hiệu của số ban đầu với số đảo ngược của nó bằng 18 (số đảo  ngược của một số là số thu được bằng cách viết các chữ số của số đó theo thứ tự ngược lại) và tổng của số ban đầu với bình phương số đảo ngược của nó bằng 618.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Bước 1:

Gọi số có hai chữ số cần tìm là: \(\overline {ab} \left( {a \in {\mathbb{N}^*},b \in \mathbb{N},0 < a \le 90 \le b \le 9} \right)\).

Bước 2:

Số đảo ngược của số ban đầu là: \(\overline {ba} \left( {b \ne 0} \right)\).

Theo đề bài, hiệu của số ban đầu với số đảo ngược của nó bằng 18 nên ta có:

\(\begin{array}{l}\overline {ab}  - \overline {ba}  = 18\\ \Leftrightarrow 10a + b - 10b - a = 18\\ \Leftrightarrow 9a - 9b = 18\\ \Leftrightarrow a - b = 2\left( 1 \right)\end{array}\)

Tổng của số ban đầu với bình phương số đảo ngược của nó bằng 618 nên ta có:

\(\begin{array}{l}\overline {ab}  + {\left( {\overline {ba} } \right)^2} = 618\\ \Leftrightarrow 10a + b + {\left( {10b + a} \right)^2} = 618\\ \Leftrightarrow 10a + b + 100{b^2} + 20ab + {a^2} = 618\end{array}\)

Bước 3:

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}a - b = 2\\10a + b + 100{b^2} + 20ab + {a^2} = 618\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = b + 2\\10\left( {b + 2} \right) + b + 100{b^2} + 20\left( {b + 2} \right)b + \left( {b + 2} \right) = 618\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = b + 2\\121{b^2} + 55b - 594 = 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = b + 2\\\left[ \begin{array}{l}b = 2\left( {tm} \right)\\b =  - \dfrac{{27}}{{11}}\left( {ktm} \right)\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 4\\b = 2\end{array} \right.\left( {tm} \right)\end{array}\)

Vậy số cần tìm là 42.

Câu 19 Trắc nghiệm

Nhân ngày sách Việt Nam, 120 học sinh khối 8 và 100 học sinh khối 9 cùng tham gia phong trào xây dựng “Tủ sách nhân ái”. Sau một thời gian phát động, tổng số sách cả hai khối đã quyên góp được là 540 quyển. Biết rằng mỗi học sinh khối 9 quyên góp nhiều hơn nhiều hơn mỗi học sinh khối 8 một quyển.  Hỏi mỗi khối đã quyên góp được bao nhiêu quyển sách? (Mỗi học sinh trong cùng một khối quyên góp số lượng sách như nhau).

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Bước 1: Gọi số sách khối 8 và khối 9 quyên góp được lần lượt là \(x,y\) (quyển), \(\left( {0 < x,y < 540;x,y \in \mathbb{N}} \right)\).

Bước 2:

Số sách cả hai khối quyên góp được là: \(x + y = 540\)   (1)

Số sách một bạn học sinh khối 8 quyên góp là: \(\dfrac{x}{{120}}\) (quyển)

Số sách một bạn học sinh khối 9 quyên góp là: \(\dfrac{y}{{100}}\)(quyển)

Mỗi học sinh khối 9 quyên góp nhiều hơn nhiều hơn mỗi học sinh khối 8 một quyển nên ta có phương trình:

\(\dfrac{y}{{100}} - \dfrac{x}{{120}} = 1 \Leftrightarrow  - 5x + 6y = 600\)   (2)

Bước 3:

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

\(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 540\\ - 5x + 6y = 600\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 240\left( {tm} \right)\\y = 300\left( {tm} \right)\end{array} \right.\)

Vậy khối 9 đã quyên góp được 300 quyên sách, khối 8 quyên góp được 240 quyển.

Câu 20 Trắc nghiệm

Một thùng (khi đầy) có thể chứa được 14kg kẹo loại A hoặc 21 kg kẹo loại B. Nếu bỏ đầy thùng bằng cả 2 loại kẹo A và B, với tổng giá tiền bằng nhau cho mỗi loại, thì thùng sẽ cân nặng 18kg kẹo và có giá tổng cộng một triệu hai trăm nghìn (1,200,000) đồng. Khẳng định nào dưới đây là đúng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Bước 1:

Gọi khối lượng kẹo $A, B$ có trong thùng lần lượt là $x, y(kg)$, $x>0,y>0$

Khi đó ta có: $x+y=18$

Một thùng (khi đầy) có thể chứa được 14kg kẹo loại A hoặc 21 kg kẹo loại B nên ta có $\dfrac{x}{14}+\dfrac{y}{21}=1$
Bước 2:

Ta có hệ $\left\{\begin{array}{l}\dfrac{x}{14}+\dfrac{y}{21}=1 \\ x+y=18\end{array} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}x=6 \\ y=12\end{array}\right.\right.$.

Bước 3:
Do số tiền cho mỗi loại kẹo bằng nhau nên số tiền cho mỗi loại sẽ là $\dfrac{1,200,000}{2}=600,000$.
Vậy giá tiền mỗi kg kẹo loại $A$ và $B$ lần lượt là $\dfrac{600,000}{6}=100,000$ và $\dfrac{600,000}{12}=50,000$

Vậy có đáp án D là thỏa mãn bài toán.