Bài tập phân tích dữ kiện, số liệu
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hồ Chí Minh
Các biến độc lập trong thí nghiệm này là gì?
Một biến độc lập là biến không bị ảnh hưởng khi làm thí nghiệm, hay nói cách khác, các biến độc lập không bị ảnh hưởng bởi các biến khác trong thí nghiệm. Thời gian để quả bóng đi xuống đường dốc bị ảnh hưởng bởi khoảng cách và vật liệu của bề mặt. Do đó, thời gian là biến phụ thuộc. Khoảng cách quả bóng di chuyển và bề mặt vật liệu được thử nghiệm không bị ảnh hưởng bởi bất kì biến nào khác và là các biến độc lập.
Động năng của hạt mêzôn trong khí quyển bằng 1,5 lần năng lượng nghỉ của nó. Hạt mêzôn đó chuyển động với tốc độ bằng:
Động năng của hạt mêzôn trong khí quyển bằng 1,5 lần năng lượng nghỉ nên ta có:
\({{\rm{W}}_d} = \dfrac{{3{{\rm{E}}_0}}}{2}\)
\( \Rightarrow \dfrac{{{E_0}}}{{\sqrt {1 - \dfrac{{{v^2}}}{{{c^2}}}} }} - {E_0} = \dfrac{{3{E_0}}}{2} \Leftrightarrow \dfrac{1}{{\sqrt {1 - \dfrac{{{v^2}}}{{{c^2}}}} }} = \dfrac{5}{2}\)
\( \Rightarrow {v^2} = \dfrac{{21}}{{25}}{c^2} \Rightarrow v = 2,{75.10^8}m/s\)
Ở Califorlia (Hoa kì) gần vết nứt San-anđréas thường xuyên có xảy ra động đất. Năm 1979, người ta lấy một mẫu thực vật đã bị hủy diệt do động đất gây ra và đo độ phóng xạ của chúng nhờ đồng vị \({{C}^{14}}\) (có chu kì bán rã T = 5700 năm), thu được kết quả là 0,233 Bq. Biết độ phóng xạ của đất không bị chôn vùi chứa thực vật còn sống luôn không đổi và bằng 0,255 Bq. Năm xảy ra động đất là
Độ phóng xạ của mẫu thực vật là:
\(H={{H}_{0}}{{.2}^{-\frac{t}{T}}}\Rightarrow 0,233=0,{{255.2}^{-\frac{t}{5700}}}\Rightarrow t=742\) (năm)
Năm xảy ra động đất là: \(1979-742=1237\)
Theo thuyết tương đối, một hạt có khối lượng nghỉ \({m_0}\)chuyển động với tốc độ \(v = 0,6c\) thì động lượng tương đối tính của hạt có độ lớn là:
Động lượng tương đối tính của hạt chuyển động với tốc độ \(v = 0,6c\)
\(p = mv = \dfrac{{{m_0}}}{{\sqrt {1 - \dfrac{{{{\left( {0,6c} \right)}^2}}}{{{c^2}}}0,6c} }} = \dfrac{3}{4}{m_0}c = 0,75{m_0}c\)
Một vật trượt trên một mặt phẳng, khi tốc độ của vật tăng thì hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng:
Khi tốc độ của vật tăng thì hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng luôn không đổi.
Sóng âm khi truyền trong chất rắn có thể là sóng dọc hoặc sóng ngang và lan truyền với tốc độ khác nhau. Tại trung tâm phòng chống thiên tai nhận được hai tín hiệu từ một vụ động đất cách nhau một khoảng thời gian 240 s. Hỏi tâm chấn động đất cách nơi nhận được tín hiệu bao xa? Biết tốc độ truyền sóng trong lòng đất với sóng ngang và sóng dọc lần lượt là 5 km/s và 8 km/s.
Thời gian sóng ngang truyền là: \({{t}_{n}}=\frac{L}{{{v}_{n}}}=\frac{L}{5000}\)
Thời gian sóng dọc truyền là: \({{t}_{d}}=\frac{L}{{{v}_{d}}}=\frac{L}{8000}\)
Khoảng thời gian giữa hai tín hiệu là:
\(\begin{align}& \Delta t={{t}_{n}}-{{t}_{d}}\Rightarrow 240=\frac{L}{5000}-\frac{L}{8000} \\& \Rightarrow L=3,{{2.10}^{6}}\,\,\left( m \right)=3200\,\,\left( km \right) \\\end{align}\)
Một hạt chuyển động với tốc độ \(0,6c\). So với khối lượng nghỉ, khối lượng tương đối tính của vật:
Khối lượng tương đối tính của vật là:
\(m = \dfrac{{{m_0}}}{{\sqrt {1 - \dfrac{{{v^2}}}{{{c^2}}}} }} = \dfrac{{{m_0}}}{{\sqrt {1 - \dfrac{{{{\left( {0,6c} \right)}^2}}}{{{c^2}}}} }} = \dfrac{{{m_0}}}{{0,8}} = 1,25{m_0}\)
từ đó ta có lớn hơn 1,25 lần
Các chú voi cảm nhận và phát hiện sớm có động đất ngoài Ấn Độ Dương (nguyên nhân gây ra sóng thần) và chạy vào rừng để tránh là vì
Voi có khả năng cảm nhận được hạ âm phát ra từ động đất → B đúng
Người ta dùng một loại loại laze \(C{O_2}\) có công suất \(P = 10W\) làm dao mổ. Tia laze chiếu vào chỗ mổ sẽ làm cho nước ở phần mô chỗ đó bốc hơi và mô bị cắt. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4,18 kJ/kg.K; nhiệt hóa hơi của nước là L = 2260 kJ/kg, nhiệt độ cơ thể là \({37^ \circ }C\). Thể tích nước là tia laze làm bốc hơi trong 2s là:
Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước ở khối mô tăng từ \({37^ \circ }C\) đến nhiệt độ sôi là:
\({Q_1} = mc\Delta t = m.4,{18.10^3}\left( {100 - 37} \right) = 263340m\)
Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước ở khối mô bốc hơi ở \({100^ \circ }C\) là: \({Q_2} = mL = {2260.10^3}m\)
Năng lượng mà vùng mô nhận được từ tia laze trong 2s là: \({\rm{W}} = Pt = 10.2 = 20J\)
Ta có: \({\rm{W}} = {Q_1} + {Q_2} \Rightarrow 263340m + 2260000m = 20\)\( \Rightarrow m = 7,{926.10^{ - 6}}kg\)
Gọi V là thể tích nước tia laze làm bốc hơi trong 2s:
\(V = \dfrac{m}{\rho } = \dfrac{{7,{{926.10}^{ - 6}}}}{{1000}} = 7,{926.10^{ - 3}}{m^3} = 7,926m{m^3}\)
Để đo khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng người ta dùng một laze phát ra những xung ánh sáng chiết về phía Mặt Trăng và đo được khoảng cách thời gian giữa thời điểm xung được phát ra và thời điểm một máy thu đặt ở Trái Đất nhận được xung phản xạ là 2,667s. Khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng lúc đó là:
Gọi L là khoảng cách Trái Đất – Mặt Trăng
t là thời gian để ánh sáng giữa Trái Đất và Mặt Trăng.
Ta có: \(2L = ct \Rightarrow L = \dfrac{{ct}}{2} = \dfrac{{{{3.10}^8}.2,667}}{2} \approx {4.10^8}m = 400000km\)
Tia laze không có đặc điểm nào sau đây?
Tia laze có tính đơn sắc, tính định hướng cao và cường độ lớn. Nó không có công suất lớn.
Một ống Cu-lít-giơ có điện áp giữa hai đầu ống là 10kV, dòng điện trong ống là 1mA. Giả sử chỉ có 99% số electron đập vào catot, chuyển nhiệt năng đốt nóng đối catot. Cho khối lượng đối catôt là 200g và nhiệt dung riêng 120 J (kg.K). Sau 2 phút hoạt động thì nhiệt độ đối catôt tăng thêm là:
Nhiệt lượng tỏa ra do electron đập vào catot trong thời gian t là: \({Q_1} = 99\% UIt\)
Nhiệt lượng đối catôt thu vào là: \({Q_2} = mc\Delta t\)
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt:
\(\begin{array}{l}{Q_1} = {Q_2}\\ \Leftrightarrow 99\% UIt = mc\Delta t \Rightarrow \Delta t = \dfrac{{99\% UIt}}{{mc}} = \dfrac{{0,{{99.10000.10}^{ - 3}}.2.60}}{{0,2.120}} = 49,{5^ \circ }C\end{array}\)
Phát biểu nào sau đây về cường độ điện trường và cường độ từ trường là phù hợp với thông tin được cung cấp trong đoạn văn?
Đoạn văn cho biết rằng máy tách hạt phân tách các hạt chỉ theo vận tốc của chúng. Điều này được thực hiện là trong khi các hạt đang chảy qua bộ phân tách, các hạt đang đi nhanh hơn (có vận tốc lớn hơn) sẽ chịu một lực từ trường lớn hơn ngược lại với lực điện và do đó chỉ có một vận tốc cụ thể (mà một hạt trải qua lực từ và điện) sẽ cho phép một hạt thoát ra khỏi dải phân cách và không bị đẩy theo hướng này hay hướng khác. Cho dù tỉ số giữa từ trường và điện trường là bao nhiêu thì nó vẫn phải không đổi, nếu không lực tác dụng lên mỗi hạt sẽ thay đổi theo vận tốc của các hạt và sự thay đổi của từ trường và điện trường.
Một ống Cu-lít-giơ phát ra bức xạ có bước sóng ngắn nhất là \(6,{21.10^{ - 11}}m\). Biết độ lớn điện tích của electron, tốc độ ánh sáng trong chân không và hằng số Plăng lần lượt là \(1,{6.10^{ - 19}};{3.10^8}m/s;6,{625.10^{ - 34}}J.s\). Bỏ qua động năng ban đầu của electron. Hiệu điện thế giữa anot và catot trong ống là:
Ta có: \(Q{\varepsilon _{Xma{\rm{x}}}} = \dfrac{{hc}}{{{\lambda _{\min }}}} \approx \left| {eU} \right|\)
\( \Rightarrow U = \dfrac{{hc}}{{\left| e \right|{\lambda _{\min }}}} = \dfrac{{6,{{625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{1,{{6.10}^{ - 19}}6,{{21.10}^{ - 11}}}} \approx 20000V = 20kV\)
Chúng ta có thể suy ra điều gì nếu một neutron (hạt không mang điện tích) được bắn vào thiết bị tách hạt với vận tốc thấp?
Như đã trình bày trong đoạn văn, lực của từ trường và điện trường tác dụng lên hạt tỷ lệ với điện tích của hạt. Do đó, một hạt trung hòa (có điện tích bằng 0) sẽ không tạo ra lực từ trường nào. Do đó, vận tốc của hạt sẽ không đổi và nó sẽ (từ từ) đi ra khỏi dải phân cách mà không thay đổi hướng của nó.
Trong một Ống Cu-lít-giơ, hiệu điện thế giữa anot và catot là U. Bước sóng nhỏ nhất của tia X phát ra:
Khi electron đập nàp anot A, theo định luật bảo toàn năng lượng ta có:
\({{\rm{W}}_e} = Q + {\varepsilon _X}\) với Q là nhiệt lượng tỏa ra làm nóng anot
Như vật điều kiện để phát ra tia X là: \({\varepsilon _X} \le {{\rm{W}}_e}\)
Khi \(Q = 0 \Rightarrow {\varepsilon _{Xma{\rm{x}}}} = \dfrac{{hc}}{\lambda } = {{\rm{W}}_e} = {{\rm{W}}_0} + \left| {eU} \right| \approx \left| {eU} \right|\) do \({{\rm{W}}_0} \ll \left| {eU} \right|\)
Bước sóng nhỏ nhất tia X phát ra tỉ lệ nghịch với hiện điện thế U
Công suất một máy nghe nhạc là 10W. Cho rằng khi truyền đi, cứ 1m thì năng lượng âm bị giảm 5% do sự hấp thụ của môi trường. Điểm cách máy nghe nhạc 6m có mức cường độ âm là:
Cứ mỗi mét năng lượng âm giảm 5%
từ đó ta thấy sau mỗi mét năng lượng âm giảm còn lại 95% so với ban đầu. Sau 6m năng lượng còn lại \(0,{95^5}\) lần so với ban đầu
Điểm cách máy nghe nhạc 6m có cường độ âm:
\(I = \dfrac{{0,{{95}^6}P}}{{4\pi {6^2}}}\)
Mức cường âm độ âm tại điểm cách máy nghe nhạc 6m là:
\(L = \lg \dfrac{I}{{{I_0}}} = \lg \dfrac{{0,{{95}^6}P}}{{4\pi {6^2}{I_0}}} = \lg \dfrac{{0,{{95}^6}10}}{{4\pi {6^2}{{10}^{ - 12}}}} = 10,21B\)
Theo thông tin của đoạn văn, máy tách hạt có thể tách các hạt bằng đặc tính vật lý nào?
Trong đoạn văn này, chúng ta biết rằng cả lực từ và lực điện đều tỷ lệ với điện tích của hạt. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng chỉ có lực từ tỷ lệ với vận tốc của hạt. Vì vậy, chúng ta biết rằng bất kể một hạt mang điện gì, nó sẽ đi qua bộ phân tách hạt chỉ khi nó có vận tốc phù hợp sao cho lực từ được tạo ra đủ để chống lại lực điện trên hạt. Khối lượng không được đề cập trong đoạn văn, vì vậy chúng ta có thể bỏ qua câu trả lời liên quan đến khối lượng.
Một cái loa có công suất 1W, lấy \(\pi = 3,14\). Khi mở hết công suất cường độ âm tại điểm cách nó 400cm có giá trị là:
Cường độ âm tại điểm cách nó 400cm là:
\(I = \dfrac{P}{{4\pi {r^2}}} = \dfrac{1}{{4.3,{{14.4}^3}}} \approx {5.10^{ - 3}}{\rm{W}}/{m^2} = 5m{\rm{W/}}{{\rm{m}}^2}\)
Biên độ góc ban đầu của con lắc là 50. Do chịu tác dụng của lực cản Fc = 0,011 N nên dao động tắt dần. Người ta dùng một pin có suất điện động E = 3 V, điện trở trong không đáng kể để bổ sung năng lượng cho con lắc với hiệu suất của quá trình bổ sung là 25%. Biết pin có dung lượng 3000 mAh. Hỏi đồng hồ chạy bao lâu thì phải thay pin
Chu kì của con lắc là: \(T=2\pi \sqrt{\frac{\text{l}}{g}}\Rightarrow \text{l}=\frac{{{T}^{2}}g}{4{{\pi }^{2}}}=\frac{{{2}^{2}}.10}{4{{\pi }^{2}}}\approx 1\,\,\left( m \right)\)
Biên độ góc của con lắc: \({{\alpha }_{0}}={{5}^{0}}\approx 0,0873\,\,\left( rad \right)\)
Biên độ của con lắc là:
\(A=\text{l}.{{\alpha }_{0}}=1.0,087=0,0873\,\,\left( m \right)=8,73\,\,\left( cm \right)\)
Độ giảm biên độ sau mỗi chu kì là:
\(\Delta A=\frac{4{{F}_{c}}}{m{{\omega }^{2}}}=\frac{4{{F}_{c}}}{m\frac{4{{\pi }^{2}}}{{{T}^{2}}}}=\frac{4.0,011}{1.\frac{4{{\pi }^{2}}}{{{2}^{2}}}}=4,{{4.10}^{-3}}\,\,\left( m \right)=0,44\,\,\left( cm \right)\)
Độ giảm năng lượng của con lắc sau mỗi chu kì là:
\(\begin{align}& \Delta W=W-W'=\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}{{A}^{2}}-\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}{{\left( A-\Delta A \right)}^{2}} \\& \Rightarrow \Delta W=\frac{1}{2}.1.\frac{4{{\pi }^{2}}}{{{2}^{2}}}.0,{{0873}^{2}}-\frac{1}{2}.1.\frac{4{{\pi }^{2}}}{{{2}^{2}}}.{{\left( 0,0873-4,{{4.10}^{-3}} \right)}^{2}} \\& \Rightarrow \Delta W\approx 3,{{7.10}^{-3}}\,\,\left( J \right) \\\end{align}\)
Độ giảm cơ năng của con lắc trong 1 chu kì chính là năng lượng pin cung cấp cho con lắc trong 1 chu kì.
Năng lượng pin cung cấp cho con lắc là:
\(A=Q.E.H=3000.3.25 =2250\,\,\left( mWh \right)=8100\,\,\left( J \right)\)
Số chu kì pin cung cấp cho con lắc là:
\(n=\frac{A}{\Delta W}=\frac{8100}{3,{{7.10}^{-3}}}={{2.10}^{6}}\)
Thời gian pin cung cấp cho đồng hồ là:
\(t=nT={{2.10}^{6}}.2={{4.10}^{6}}\,\,\left( s \right)\approx \) 46 (ngày)