Bài tập định luật Ôm cho toàn mạch
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hồ Chí Minh
Cho mạch điện như hình vẽ. Biểu thức nào sau đây đúng:
Ta có:
+ Tổng trở mạch ngoài:
\({R_{ng}} = \dfrac{{R.2R}}{{R + 2{\rm{R}}}} = \dfrac{2}{3}R\)
+ \(I = \dfrac{E}{{\dfrac{2}{3}R + r}}\)
+ \({U_2} = {U_3} \leftrightarrow {I_2}.R = {I_3}.2R \leftrightarrow {I_2} = 2{I_3}\)
+ I = I2 + I3
Một nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r, mắc với một điện trở ngoài R = r thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là I. Nếu thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc song song thì cường độ dòng điện trong mạch
- Khi mắc với một điện trở ngoài R = r
Cường độ dòng điện
\(I = \dfrac{E}{{R + r}} = \dfrac{E}{{r + r}} = \dfrac{E}{{2{\rm{r}}}}\)
- Khi thay nguồn bằng 3 nguồn điện giống hệt mắc song song: Eb = E
\({r_b} = \dfrac{r}{n} = \dfrac{r}{3}\)
Cường độ dòng điện khi này:
\(I' = \dfrac{{{E_b}}}{{R + {r_n}}} = \dfrac{E}{{r + \dfrac{r}{3}}} = \dfrac{{3E}}{{{\rm{4r}}}}\)
\(\dfrac{{I'}}{I} = \dfrac{3}{2} \to I' = 1,5I\)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
ξ = 6V, r = 1\(\Omega \), R1 = 0,8\(\Omega \), R2 = 2\(\Omega \), R3 = 3\(\Omega \).
Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là?
Ta có:
+ Mạch ngoài gồm: R1 nt (R2 // R3)
\(\dfrac{1}{{{R_{23}}}} = \dfrac{1}{{{R_2}}} + \dfrac{1}{{{R_3}}} \to {R_{23}} = \dfrac{{{R_2}{R_3}}}{{{R_2} + {R_3}}} = \dfrac{{2.3}}{{2 + 3}} = 1,2\Omega \)
- Điện trở tương đương mạch ngoài: Rtđ = R1 + R23 = 0,8 + 1,2 = 2\(\Omega \).
+ Cường độ dòng điện qua mạch chính I:
\(I = \dfrac{E}{{{R_{t{\rm{d}}}} + r}} = \dfrac{6}{{2 + 1}} = {\rm{ }}2A.\)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Biết: E = 1,5 V, r = 1\(\Omega \), R = 6\(\Omega \). Cường độ dòng điện qua mạch chính là?
Ta có:
- Suất điện động bộ nguồn : Eb = 2E + 3E = 5E = 5.1,5 = 7,5V
- Điện trở trong bộ nguồn :
\(\;{r_b} = \dfrac{{2.r}}{2} + 3{\rm{r}} = 4{\rm{r}} = 4.1 = 4\Omega \).
Cường độ dòng điện trong mạch chính :
\(I = \dfrac{{{E_b}}}{{R + {r_b}}} = \dfrac{{7,5}}{{6 + 4}} = 0,75A\)
Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 (Ω) được mắc với điện trở 4,8 (Ω) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Suất điện động E của nguồn điện là:
Cường độ dòng điện của mạch kín là:
\(I = \dfrac{U}{R} = \dfrac{{12}}{{4,8}} = 2,5A\)
Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch ta có:
\(I = \dfrac{E}{{R + r}} \Rightarrow E = I.\left( {R + r} \right) = 2,5.\left( {4,8 + 0,1} \right) = 12,25V\)
Một pin có suất điện động 1,5V và điện trở trong là \(0,5\Omega \). Mắc một bóng đèn có điện trở \(2,5\Omega \) vào hai cực của pin này thành mạch điện kín. Cường độ dòng điện chạy qua đèn là
Áp dụng định luật Ohm cho toàn mạch \(I = \dfrac{\xi }{{r + R}} = \dfrac{{1,5}}{{0,5 + 2,5}} = 0,5A\)
Cho mạch điện như hình bên. Biết \({\xi _1} = 3{\rm{ }}V;{\rm{ }}{r_1} = 1{\rm{ }}\Omega ;{\rm{ }}{\xi _2} = 6{\rm{ }}V;{\rm{ }}{r_2} = 1\Omega ;{\rm{ }}R = 2,5{\rm{ }}\Omega \). Bỏ qua điện trở của ampe kế và dây nối. Số chỉ của ampe kế là
Áp dụng định luật Ohm cho toàn mạch ta có:
\(I = \dfrac{\xi }{{{r_b} + {R_b}}} = \dfrac{{{\xi _1} + {\xi _2}}}{{{r_1} + {r_2} + R}} = \dfrac{{3 + 6}}{{1 + 1 + 2,5}} = 2A\)
Một nguồn điện được mắc với điện trở \(4,8\,\,\left( \Omega \right)\) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là \(12\,\,\left( V \right)\). Cường độ dòng điện trong mạch là
Hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện là:
\(U = I.R \Rightarrow I = \dfrac{U}{R} = \dfrac{{12}}{{4,8}} = 2,5\,\,\left( A \right)\)
Một mạch điện kín gồm bộ nguồn có hai pin giống nhau mắc nối tiếp, mỗi pin có suất điện động 3V, điện trở trong bằng 1Ω và mạch ngoài là một điện trở R = 2Ω. Hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi pin là
Cường độ dòng điện chạy trong mạch:
\(I = \dfrac{{{E_b}}}{{r + R}} = \dfrac{6}{{1 + 2}} = 2A\)
Hiệu điện thế hai cực của mỗi pin:
\(U = E - I.r = 3 - 1.2 = {1_{}}V\)
Một mạch điện kín gồm nguồn điện \(E = 12\,\,V;\,\,r = 1\,\,\Omega \). Mạch ngoài gồm bóng đèn có ghi \(\left( {6V - 6W} \right)\) mắc nối tiếp với một biến trở. Để đèn sáng bình thường, biến trở có giá trị bằng
Điện trở của đèn là: \({R_d} = \dfrac{{{U_{dm}}^2}}{{{P_{dm}}}} = \dfrac{{{6^2}}}{6} = 6\,\,\left( \Omega \right)\)
Cường độ dòng điện định mức của đèn là: \({I_{dm}} = \dfrac{{{P_{dm}}}}{{{U_{dm}}}} = \dfrac{6}{6} = 1\,\,\left( A \right)\)
Cường độ dòng điện trong mạch là: \(I = \dfrac{E}{{R + {R_d} + r}}\)
Để đèn sáng bình thường, ta có:
\(I = {I_{dm}} \Rightarrow \dfrac{E}{{R + {R_d} + r}} = {I_{dm}} \Rightarrow \dfrac{{12}}{{R + 6 + 1}} = 1 \Rightarrow R = 5\,\,\left( \Omega \right)\)
Mạch điện kín một chiều gồm mạch ngoài có biến trở R và nguồn có suất điện động và điện trở trong là \(E,r\). Khảo sát cường độ dòng điện theo R người ta thu được đồ thị như hình. Giá trị của E và r gần giá trị nào nhất sau đây?
Cường độ dòng điện trong toàn mạch: \(I = \frac{E}{{R + r}}\)
Từ đồ thị, ta có:
+ Khi \(R = 0\Omega \Rightarrow I = 10A = \frac{E}{r}\,\,\,\,\left( 1 \right)\)
+ Khi \(R = 3\Omega \Rightarrow I = 2,5A = \frac{E}{{R + r}} = \frac{E}{{3 + r}}\,\,\,\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) ta suy ra: \(\left\{ \begin{array}{l}E = 10V\\r = 1\Omega \end{array} \right.\)
Một mạch điện kín gồm một biến trở thuần \(R,\) nguồn điện không đổi có suất điện động \(E,\) điện trở trong \(r = 8\Omega \). Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của công suất tiêu thụ trên biến trở theo \(R\) như hình vẽ bên. Giá trị của \(R_1\) là
Công suất tiêu thụ trên biến trở: \(P = {I^2}R = {\left( {\dfrac{E}{{r + R}}} \right)^2}.R\)
Từ đồ thị ta thấy khi \(R = {R_1}\) và \(R = 12,8\Omega \) thì công suất tiêu thụ trên biến trở có cùng giá trị. Ta có:
\(\begin{array}{l}{\left( {\dfrac{E}{{8 + {R_1}}}} \right)^2}.{R_1} = {\left( {\dfrac{E}{{8 + 12,8}}} \right)^2}.12,8\\ \Leftrightarrow \dfrac{{{R_1}}}{{{{\left( {8 + {R_1}} \right)}^2}}} = \dfrac{{12,8}}{{{{\left( {8 + 12,8} \right)}^2}}} \Rightarrow {R_1} = 5\Omega \end{array}\)
Một điện trở \({R_1}\) được mắc vào hai cực của một nguồn điện có điện trở trong \(r = 4\Omega \) thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ là \({I_1} = 1,2A\). Nếu mắc thêm một điện trở \({R_2} = 2\Omega \) nối tiếp với điện trở \({R_1}\) thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ là \({I_2} = 1A\). Trị số của điện trở \({R_1}\) là:
+ Ban đầu: \({I_1} = \dfrac{\xi }{{r + {R_1}}} \Leftrightarrow \dfrac{\xi }{{4 + {R_1}}} = 1,2A\,\,\left( 1 \right)\)
+ Mắc \({R_2}\,nt\,{R_1} \Rightarrow {R_N} = {R_1} + {R_2} = {R_1} + 2\)
\( \Rightarrow {I_2} = \dfrac{\xi }{{r + {R_N}}} \Leftrightarrow \dfrac{\xi }{{4 + {R_1} + 2}} = 1A\,\,\left( 2 \right)\)
+ Từ (1) và (2) ta có:
\(\begin{array}{l}1,2.\left( {4 + {R_1}} \right) = 1\left( {4 + {R_1} + 2} \right)\\ \Leftrightarrow 4,8 + 1,2{R_1} = 4 + {R_1} + 2 \Rightarrow {R_1} = 6\Omega \end{array}\)
Xét mạch điện gồm điện trở được mắc vào hai đầu một bộ pin có điện trở trong như hình vẽ. Khi đó, cường độ dòng điện chạy trong mạch là 0,5 A. Suất điện động của bộ pin là:
Ta có: \(I = \dfrac{E}{{R + r}}\)
\( \Rightarrow E = I.\left( {R + r} \right) = 0,5.\left( {10 + 2} \right) = 6V\)