Cấu hình electron nguyên tử
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hồ Chí Minh
Nguyên tử của nguyên tố hóa học nào sau đây có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p64s1
Tổng số e = 2 + 2 + 6 + 2 + 6 + 1 = 19 = Z
=> K (Z = 19)
Cấu hình electron nào sau đây viết không đúng?
Cấu hình e viết sai là: 1s2 2s2 2p7 vì phân lớp p chứa tối đa 6 e
Ion X có 18 electron và 16 proton, mang điện tích là
Vì X có 16p => trong nguyên tử X có 16 e
Mà trong ion X có 18 e => ion nhiều hơn nguyên tử 2 e
=> mang điện tích 2-
Cu2+ có cấu hình electron là (biết Cu có Z = 29)
Cấu hình e của Cu: 1s22s22p63s23p63d104s1
=> Cấu hình e của Cu2+ là: 1s22s22p63s23p63d9
Nhận định nào đúng?
Nhận định đúng là: Tất cả các nguyên tố mà nguyên tử có 7 electron ở lớp ngoài cùng đều là phi kim.
Nguyên tử của nguyên tố R có lớp ngoài cùng là lớp M, trên lớp M có chứa 2 electron. Cấu hình electron của R và tính chất của R là
Lớp M là lớp thứ 3 => lớp thứ nhất và lớp thứ 2 đã đầy e
=> cấu hình e của R là: 1s22s22p63s2
R có 2e lớp ngoài cùng => R là kim loại
Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 13+, số khối 27 có số electron lớp ngoài cùng là
Số e = số điện tích hạt nhân = 13
=> cấu hình e của X là: 1s22s22p63s23p1
=> số e lớp ngoài cùng = 2 + 1 = 3
Tổng số hạt của nguyên tử nguyên tố X là 52. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của X là 3p5. Số khối của X là
+) Cấu hình e lớp ngoài cùng của X là 3p5 => cấu hình e của X là 1s22s22p63s23p5
=> X có 17 e => X có 17 p
+) Tổng số hạt trong X: p + n + e = 52 => n = 52 – 17.2 = 18
+) số khối A = p + n = 17 + 18 = 35
Nguyên tử X có electron cuối cùng phân bố vào phân lớp 3d và làm cho phân lớp d có tất cả là 7 electron. Tổng số electron của nguyên tử X là
X có electron cuối cùng phân bố vào phân lớp 3d
=> mức năng lượng e của X là: 1s22s22p63s23p64s23d7
=> cấu hình e của X là 1s22s22p63s23p63d74s2
=> tổng số e của X là 27
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10. Nguyên tố X là
X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10
Vì lớp thứ 2 chỉ có 6e ở phân lớp p => X có 3 lớp e
=> cấu hình e của X : 1s22s22p63s23p4
=> X có 16e, 16p => X là S
Cho Zn có số hiệu nguyên tử bằng 30. Cấu hình của ion Zn2+ là
Cấu hình e của Zn (Z = 30) là: 1s22s22p63s23p63d104s2
Ion Zn2+ mất 2e => cấu hình e của Zn2+ là: 1s22s22p63s23p63d10
Nguyên tử của nguyên tố Y được cấu tạo bởi 36 hạt, trong hạt nhân số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Cấu hình electron của Y là
Trong hạt nhân số p = số n => p = n = e
=> tổng số hạt trong Y = p + n + e = 3e = 36 => e = 12
=> cấu hình e của Y là: 1s22s22p63s2
Nguyên tố có Z = 11 thuộc loại nguyên tố:
Cấu hình e nguyên tử : 1s22s22p63s1
Ta thấy e cuối cùng được điền vào phân lớp s nên nguyên tố thuộc họ nguyên tố s.
M là nguyên tố p, nguyên tử nguyên tố M có 7 electron hóa trị. M là:
Cấu hình e nguyên tử của nguyên tố M là: 1s22s22p63s23p5
=> Z = 17. Vậy M là nguyên tố Cl.
Cho biết nguyên tử X và Y lần lượt có số hiệu nguyên tử là 15 và 19. Nhận xét nào sau đây là đúng?
Cấu hình e của X: 1s22s22p63s23p3 => có 5 electron ở lớp ngoài cùng => phi kim
Cấu hình e của Y:1s22s22p63s23p64s1=> có 1 electron ở lớp ngoài cùng => Kim loại
Cấu hình electron của X là 1s22s22p63s23p4. Nhận xét nào sau đây đúng
X có 6e lớp ngoài cùng => X là nguyên tố phi kim
Cho biết nguyên tử Clo có Z = 17, cấu hình electron của ion Cl- là:
- Cấu hình e của nguyên tử Cl: 1s22s22p63s23p5
- Do Cl nhận thêm 1e để tạo Cl- nên cấu hình e của Cl- là: 1s22s22p63s23p6
Chọn cấu hình electrron của nguyên tố khí hiếm trong số các cấu hình electron của nguyên tử sau:
1s22s22p63s23p6 là cấu hình của khí hiếm.
Phân lớp nào sau đây bán bão hòa?
Do phân lớp d có tối đa 10e (d10) là bão hòa nên phân lớp d5 sẽ là bán bão hòa.
Cho 3 ion : Na+, Mg2+, F– . Phát biểu nào sau đây sai ?
D sai vì các ion là của các nguyên tố khác nhau nên số proton khác nhau