Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hồ Chí Minh
Xu hướng chuyển dịch của cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta là :
* Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta là:
- Giảm nhanh tỉ trọng khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp).
- Tăng nhanh tỉ trọng khu vực II (công nghiệp và xây dựng) và chiếm cao nhất trong cơ cấu GDP: 41% - Năm 2005
- Khu vực III (dịch vụ) chiếm tỉ trọng khá cao 38% nhưng chưa ổn định.
Ý nào dưới đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay: tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến; giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.
=> Nhận xét: Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến => Sai
Sau khi gia nhập WTO khu vực kinh tế nào tăng nhanh về tỉ trọng
Sau khi gia nhập WTO, nước ta đã mở rộng thị trường và thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
=> thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh về tỉ trọng.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế có quy mô trên 100 nghìn tỉ đồng là:
Dựa vào Atlat ĐLVN trang 17: các trung tâm kinh tế có quy mô trên 100 nghìn tỉ đồng (thể hiện bằng hình tròn lớn nhất) là: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, tỉnh/thành phố có GDP bình quân tính theo đầu người năm 2007 từ 15 -18 triệu đồng là:
Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 17: Tỉnh/thành phố có GDP bình quân tính theo đầu người năm 2007 từ 15 -18 triệu đồng được kí hiệu nền màu hồng nhạt
=> Xác định được tỉnh Khánh Hòa
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế ven biển Dung Quất vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thuộc tỉnh:
Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 17, xác định vị trí khu kinh tế Dung Quất => thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Phát biểu nào sau đây không đúng với khu vực kinh tế Nhà nước?
Kinh tế nhà nước tuy có giảm về tỉ trong nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn được Nhà nước quản lý
=> Nhận xét: Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP=> Sai
Từ Đổi mới đến nay, nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như:
Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như: viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, góp phần vào tăng trưởng kinh tế đất nước.
- Các ngành: thương mại, ngân hàng, giao thông vận tải không phải là loại hình dịch vụ mới ra đời.
=> Loại đáp án A, B. D.
Căn cứ vào biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, nhận xét nào sau đây không đúng về sự chuyển dịch GDP:
Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 17:
- Tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp giảm nhanh (38,7% xuống 20,3%)
- Tỉ trọng khu vực khu vực CN – XD tăng nhanh (22,7% lên 41,5%)
- Tỉ trọng khu vực dịch vụ không ổn định và giảm nhẹ (38,6% xuống 38,2%).
=> Nhận xét: Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng => Sai
Trong ngành trồng trọt ở nước ta hiện nay, xu hướng là giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, nhằm:
Cây công nghiệp (đặc biệt là cây CN lâu năm) có giá trị cao trên thị trường, là mặt hàng được săn đón ở các nước có nền kinh tế phát triển. Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm, góp phần mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, làm tăng giá trị kinh tế.
Do đó, việc tăng tỉ trọng cây công nghiệp sẽ góp phần làm cho nền nông nghiệp, chuyển từ nông nghiệp thuần nông, sang sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp?
Từ khóa câu hỏi: Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp (trồng trọt và chăn nuôi)
- Các nhận xét A, C, D đúng
=> Nhận xét B: Tăng tỉ trọng của nông nghiệp, giảm tỉ trọng của ngư nghiệp là sự chuyển dịch trong khu vực I – nông nghiệp theo nghĩa rộng (gồm nông – lâm – ngư nghiệp) => Nhận xét B không đúng.
Việc phát huy thế mạnh của từng vùng đã dẫn tới
Việc phát huy thế mạnh từng vùng nhằm:
- đẩy mạnh phát triển kinh tế,
tăng cường hội nhập với thế giới
=> đã dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng trong cả nước
+ Trung du miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về khoáng sản, nguyên liệu nông – lâm nghiệp -> đẩy gmạnh công nghiệp khai thác, chế biến -> nâng cao vị thế
+ ĐBSH, ĐNB: thế mạnh dân cư lao động và cơ sở hạ tầng, kĩ thuật, thu hút đầu tư -> thúc đẩy phát triển công nghiệp hiện đại (công nghiệp hóa dầu ở ĐNB) và một số ngành công nghiệp trọng điểm; ĐBSH còn là một trong những vựa lúa lớn nhất nước ta
+ Tây Nguyên phát huy thế mạnh về sản xuất cây công nghiệp lâu năm -> cung cấp nông sản cho xuất khẩu,
+ BTB có thế mạnh nông – lâm- ngư nghiệp -.> phát triển công nghiệp chế biến.
+ DHNTB có thế mạnh phát triển tổng hợp kinh tế biển.
+ ĐBSCL thế mạnh nổi bật về thủy sản, vùng trọng điểm lương thực của cả nước.
Ở khu vực II, công nghiệp có xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để:
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất là: tăng tỉ trọng ngành chế biến; trong từng ngành: tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh về giá cả
=> phù hợp với thị trường trong nước và xuất khẩu -> từ đó tăng hiệu quả đầu tư.
Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp
(Đơn vị: %)
Biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp là:
Dựa vào dấu hiệu nhận biết biểu đồ miền (thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế)
=> Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp là biểu đồ miền.
Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta?
- Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững không chỉ đòi hỏi nhịp độ phát triển cao mà quan trọng hơn là phải có cơ cấu hợp lí giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ giúp khai thác hợp lí và sử dụng có hiệu quả hơn các thế mạnh về tự nhiên và kinh tế xã hội (lao động, thị trường...)ở nước ta
- Đồng thời tạo nên cơ cấu kinh tế hợp lí giữa các ngành, thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ
=> Đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
Hiện nay Việt Nam được xem là một thị trường đầu tư khá hấp dẫn đối với nước ngoài chủ yếu là do :
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến Việt Nam thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài là nhờ có Luật Đầu tư hấp dẫn. Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam có nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp.
- Luật đầu tư thông thoáng so với nhiều nước Đông Nam Á, thủ tục hành chính đang dần được khắc phục, tinh gọn hơn.
- Chính sách ưu đãi của Việt Nam khá cao và mang tính cạnh tranh: mức ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với một số lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư đang được áp dụng tại các khu kinh tế, khu công nghệ cao là 10% trong thời hạn 15 năm; miễn 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo.
- Đặc biệt, trong dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, các quy định còn kéo dài thời gian áp dụng mức thuế ưu đãi 10% lên tới 30 năm, đồng thời mở rộng thêm nhiều ưu đãi khác về tiền sử dụng đất, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu…. (Theo GS. Nguyễn Mại – Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài)
=> Đây là điểm thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam