Diễn thế sinh thái là
Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường, để đến cuối cùng có một quần xã tương đối ổn định
Nguyên nhân bên trong thúc đẩy xảy ra diễn thế sinh thái là
Nguyên nhân bên trong gây diễn thế sinh thái là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài ưu thế trong quần xã → biến đổi điều kiện của quần xã → tạo điều kiện làm biến đổi môi trường trong quần xã → diễn thế sinh thái
Nhân tố sinh thái quan trọng thường xuyên làm biến đổi quần xã sinh vật dẫn đến sự diễn thế sinh thái là:
Nhân tố sinh thái quan trọng thường xuyên làm biến đổi quần xã sinh vật dẫn đến sự diễn thế sinh thái là sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
Khi loài ưu thế “tự đào huyệt chôn mình” thì loài nào sau đây chiếm vị trí của loài ưu thế?
Khi loài ưu thế “tự đào huyệt chôn mình” thì loài thứ yếu sẽ thay thế loài ưu thế,
Khi nói về diễn thế nguyên sinh nhận xét nào sau không đúng?
Ý A sai vì: Trong quá trình diễn thế nguyên sinh các loài có tuổi thọ cao, kích thước lớn thay thế dần các loài có tuổi thọ thấp, kích thước nhỏ.
Sau chiến tranh chống Mỹ, khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) bị tàn phá nghiêm trọng. Ngày nay, khu vườn ngập mặn Cần Giờ đã được khôi phục lại và được công nhận là Khu dự trữ Sinh quyển thế giới của Việt Nam. Đây là biểu hiện của hiện tượng:
Đây là biểu hiện của hiện tượng diễn thế thứ sinh vì trước đó đã có 1 quần xã sinh vật sống ở đó.
Quá trình diễn thế thứ sinh tại rừng lim Hữu Lũng, tĩnh Lạng Sơn như thế nào?
Quá trình diễn thế thứ sinh tại rừng lim Hữu Lũng, tĩnh Lạng Sơn diễn ra theo trình tự: Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây gỗ nhỏ và cây bụi → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → Trảng cỏ.
Kết quả của diễn thế thứ sinh:
Kết quả của diễn thế thứ sinh là thường dẫn đến sự hình thành một quần xã bị suy thoái.
Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về diễn thế?
Khẳng định đúng là A
B sai, diễn thế nguyên sinh bắt đầu từ một môi trường không có sinh vật
C sai, động lực chủ yếu của quá trình diễn thế là sự biến đổi của quần xã sinh vật
D sai, con người có những hoạt động có ích cho diễn thế sinh thái như: trồng rừng, mở các khu bảo tồn động vật,…
Cho các giai đoạn chính trong quá trình diễn thế sinh thái ở một đầm nước nông như sau:
(1) Đầm nước nông có nhiều loài sinh vật thủy sinh ở các tầng nước khác nhau: một số loài tảo, thực vật có hoa sống trên mặt nước; tôm, cá, cua, ốc,…
(2) Hình thành rừng cây bụi và cây gỗ.
(3) Các chất lắng đọng tích tụ ở đáy làm cho đầm bị nông dần. Thành phần sinh vật thay đổi: các sinh vật thuỷ sinh ít dần, đặc biệt là các loài động vật có kích thước lớn.
(4) Đầm nước nông biến đổi thành vùng đất trũng, xuất hiện cỏ và cây bụi.
Trật tự đúng của các giai đoạn trong quá trình diễn thế trên là
Trật tự đúng của diễn thế là : (1)→(3)→(4)→(2).
Xu hướng biến đổi nào sau đây trong quá trình diễn thế sinh thái sẽ dần đến thiết lập trạng thái cân bằng?
Trong quá trình diễn thế sinh thái khi sinh khối và tổng sản lượng tăng lên, sản lượng sơ cấp tinh giảm sẽ dần đến thiết lập trạng thái cân bằng.
Một trong những xu hướng biến đổi trong quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn là:
Kết quả của diễn thế nguyên sinh là hình thành 1 quần xã tương đối ổn định, đa dạng và lưới thức ăn ngày càng phức tạp.
Nghiên cứu diễn thế sinh thái giúp chúng ta có thể:
(1) Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
(2) Khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường
(3) Hiểu được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật
(4) Dự đoán được các quần xã đã tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai.
Số phương án đúng là:
Cả 4 ý trên đều đúng khi ta nghiên cứu diễn thế sinh thái.
Cho các thông tin sau về diễn thế sinh thái:
(1) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã tương ứng với các điều kiện môi trường.
(2) Luôn dẫn tới quần xã suy thoái
(3) Quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế luôn song song với quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường
(4) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật sinh sống.
Có bao nhiêu nhận định đúng phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh?
Các nhận định đúng là: (1),(3)
Ý (2) (4) là đặc điểm của diễn thế thứ sinh.
Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206
Giả sử sự thay đổi sinh khối trong quá trình diễn thế sinh thái của 4 quần xã sinh vật được mô tả ở các hình I; II; III và IV.
Trong 4 hình trên, 2 hình nào đều mô tả sinh khối của quần xã trong quá trình diễn thế nguyên sinh.
Hình I,II đều thể hiện sinh khối của quần xã không cao bằng thời điểm ban đầu → diễn thế thứ sinh.
Hình III, IV cho thấy sinh khối của quần xã tăng mạnh so với thời điểm ban đầu → diễn thế nguyên sinh.
Diễn thế nguyên sinh không có đặc điểm nào sau đây?
Diễn thế nguyên sinh: xảy ra khi môi trường chưa có sinh vật, được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian, kết quả cuối cùng sẽ hình thành quần xã đỉnh cực và không có sự phá hại môi trường.
Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thởi gian, sau cỏ là tràng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đây là quá trình diễn thế sinh thái.
II. Rừng nguyên sinh là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này.
III. Độ đa dạng sinh học có xu hướng tăng dần trong quá trình biến đổi này.
IV. Một trong những nguyên nhân gây ra quá trình biến đổi này là sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
- I đúng, ví dụ trên có sự thay thế tuần tự các quần xã sinh vậtđây là quá trình diễn thế sinh thái.
- II đúng, rừng nguyên sinh xuất hiện cuối cùng nên là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này.
- III đúng, độ đa dạng tăng dần đến quần xã đỉnh cực.
- IV đúng, sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến diễn thế sinh thái.
Vậy cả 4 phát biểu đều đúng.
Phát biểu nào sau đây đúng về sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh?
Sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là đều trải qua các giai đoạn biển đối tuần tự của quần xã sinh vật.