Công suất tiêu thụ của mạch điện xoay chiều. Hệ số công suất
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hồ Chí Minh
Công suất của một đoạn mạch R, L, C nối tiếp không phụ thuộc vào:
Ta có: Công suất
\(P = UIcos\varphi = {\rm{ }}UI\dfrac{R}{Z} = \dfrac{U}{Z}IR = {I^2}R\)
=> Công suất không phụ thuộc vào pha ban đầu của dòng điện qua mạch.
Một mạch điện RLC nối tiếp có \(C = 1/({\omega ^2}L)\). Nếu ta tăng dần giá trị của C thì:
Theo đầu bài, ta có:
+ \(C = 1/({\omega ^2}L) \leftrightarrow {Z_L} = {Z_C}\)
khi đó công suất trong mạch đạt giá trị cực đại:
\({P_{{\rm{max}}}} = \dfrac{{{U^2}}}{R}\)
+ Khi tăng dần giá trị của C => tổng trở của mạch tăng => công suất của mạch giảm
Đoạn mạch RLC nối tiếp có hệ số công suất lớn nhất. Hệ thức nào sau đây không đúng:
Ta có, mạch RLC mắc nối tiếp có hệ số công suất lớn nhất khi:
\({Z_L} = {Z_C}\)
Khi đó, ta có:
+ \(\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }} \to T = \frac{{2\pi }}{\omega } = 2\pi \sqrt {LC} \)
+ Công suất cực đại:
\({P_{{\rm{max}}}} = UI\)
+ Tổng trở khi đó:
\(Z = R\)
+ \(U = {U_R}\)
=> Phương án D - sai
Đoạn mạch điện xoay chiều có điện áp ở hai đầu \(u = 100\cos \left( {100\pi t + \pi /2} \right)(V)\) và dòng điện xoay chiều qua mạch \(i = 2\cos \left( {100\pi t + \pi /6} \right)(A)\). Công suất tiêu thụ của mạch điện là:
Ta có:
+ Độ lệch pha giữa u và i:
\(\varphi = \dfrac{\pi }{2} - \dfrac{\pi }{6} = \dfrac{\pi }{3}(ra{\rm{d}})\)
+ Công suất tiêu thụ của mạch điện:
\(P = UIcos\varphi = \dfrac{{100}}{{\sqrt 2 }}.\dfrac{2}{{\sqrt 2 }}.c{\rm{os}}\dfrac{\pi }{3} = 50{\rm{W}}\)
Đoạn mạch nối tiếp có \(R = 80\Omega \); \(L = 0,4/\pi (H)\)và \(C = {10^{ - 4}}/\pi (F)\). Mắc mạch điện vào nguồn \(220V – 50 Hz\). Công suất toả nhiệt của đoạn mạch là:
Ta có:
+ Cảm kháng:
\({Z_L} = \omega L = 2\pi fL = 2\pi .50.\dfrac{{0,4}}{\pi } = 40\Omega \)
+ Dung kháng:
\({Z_C} = \dfrac{1}{{\omega C}} = \dfrac{1}{{2\pi fC}} = \dfrac{1}{{2\pi .50.\dfrac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }}} = 100\Omega \)
+ Tổng trở của mạch:
\(Z = \sqrt {{R^2} + {{({Z_L} - {Z_C})}^2}} = \sqrt {{{80}^2} + {{(40 - 100)}^2}} = 100\Omega \)
+ Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch:
\(I = \dfrac{U}{Z} = \dfrac{{220}}{{100}} = 2,2(A)\)
+ Công suất tỏa nhiệt :
\(P = {I^2}R = {2,2^2}.80 = 387,2{\rm{W}}\)
Mạch điện RLC nối tiếp được mắc vào mạng điện \(100 V – 50 Hz\). Cho biết công suất của mạch điện là \(30 W\) và hệ số công suất là \(0,6\). Giá trị của R là:
Ta có:
Công suất tiêu thụ của mạch điện:
\(P = UIcos\varphi \to I = \dfrac{P}{{Uc{\rm{os}}\varphi }} = \dfrac{{30}}{{100.0,6}} = 0,5(A)\)
Tổng trở :
\(Z = \dfrac{U}{I} = \dfrac{{100}}{{0,5}} = 200\Omega \)
Hệ số công suất :
\({\rm{cos}}\varphi {\rm{ = }}\dfrac{R}{Z} = 0,6 \to R = cos \varphi . Z =0,6.200 = 120\Omega \)
Một mạch điện nối tiếp có \(R = 60\Omega \), \(C = {10^{ - 3}}/(8\pi )(F)\) được mắc vào mạng điện xoay chiều 220 V – 50Hz. Hệ số công suất của mạch là:
Ta có:
+ Dung kháng:
\({Z_C} = \dfrac{1}{{\omega C}} = \dfrac{1}{{2\pi fC}} = \dfrac{1}{{2\pi .50.\dfrac{{{{10}^{ - 3}}}}{{8\pi }}}} = 80\Omega \)
+ Tổng trở của mạch:
\(Z = \sqrt {{R^2} + {Z_C}^2} = \sqrt {{{60}^2} + {{80}^2}} = 100\Omega \)
+ hệ số công suất:
\({\rm{cos}}\varphi = \dfrac{R}{Z} = \dfrac{{60}}{{100}} = 0,6\)
Mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp. Hai đầu đoạn mạch có một điện áp xoay chiều có tần số và điện áp hiệu dụng không đổi. Dùng vôn kế có điện trở rất lớn, lần lượt đo điện áp ở hai đầu đoạn mạch, hai đầu tụ điện và hai đầu cuộn dây thì số chỉ của vôn kế tương ứng là U, UC và UL. Biế U = UC = 2UL. Hệ số công suất của mạch là:
Ta có:
+ \(\begin{array}{l}U = \sqrt {U_R^2 + {{({U_L} - {U_C})}^2}} \leftrightarrow {U^2} = U_R^2 + {(\frac{U}{2} - U)^2}\\ \to {U_R} = \frac{{\sqrt 3 U}}{2}\end{array}\)
+ Hệ số công suất:
\({\rm{cos}}\varphi = \frac{R}{Z} = \frac{{{U_R}}}{U} = \frac{{\frac{{\sqrt 3 U}}{2}}}{U} = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\)
Đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh gồm cuộn dây có độ tự cảm L, điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C. Khi dòng điện có tần số góc \(\frac{1}{{\sqrt {LC} }}\) chạy qua đoạn mạch thì hệ số công suất của đoạn mạch này.
Khi dòng điện có tần số góc \(\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\) chạy qua đoạn mạch thì trong mạch xảy ra cộng hưởng điện.
Hệ số công suất bằng:
\(\cos \varphi = \frac{R}{Z} = \frac{R}{R} = 1\)
Đặt điện áp \(u = 6\sqrt 2 \cos \left( {\omega t} \right)\,\,V\) (\(\omega \) không đổi) vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn dây mắc nối tiếp với tụ điện. Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây là \(10\;{\rm{V}}\) và sớm pha hơn điện áp hai đầu mạch là \(1,56{\rm{rad}}.\)Hệ số công suất của mạch là
Ta có: \(\left( {{u_d},u} \right) = 1,56rad = \frac{\pi }{2};U = 6V;{U_d} = 10V\)
Vì điện áp hai đầu cuộn dây lệch pha với điện áp hai đầu đoạn mạch góc 1,56rad nên cuộn dây có điện trở thuần.
Ta có giản đồ vecto:
Từ giản đồ vecto ta có: \(\tan \alpha = \frac{6}{{10}} = 0,6\)
\( \Rightarrow \alpha = shif\tan 0,6 = 0,54042\) \( \Rightarrow \cos \alpha = 0,86\)
Mà \(\alpha = \varphi \Rightarrow \cos \varphi = 0,86\)
Đặt điện áp \(u = 220\sqrt 2 \cos (100\pi t)\left( V \right)\) vào hai đầu đoạn mạch \(AB\) gồm ba phần tử điện trở thuần \(R,\) cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L\) và tụ điện có điện dung \(C\) ghép nối tiếp. Biết \(R = 100\Omega ,L = \dfrac{{\sqrt 3 }}{\pi }H\). Khi thay đổi điện dung \(C\) của tụ điện thì cường dòng điện sớm pha hơn \(u\) một góc \(\dfrac{\pi }{3}rad\). Công suất tiêu thụ của đoạn mạch \(AB\) là
Công suất tiêu thụ của đoạn mạch \(AB\) là:
\(P = \dfrac{{{U^2}}}{R}.co{s^2}\varphi = \dfrac{{{{220}^2}}}{{100}}.{\left( {\cos \dfrac{\pi }{3}} \right)^2} = 121W\)
Một máy pha cà phê có công suất 1200 W được mắc vào một nguồn điện có điện áp hiệu dụng là 220 V. Giả sử máy đang được sử dụng đúng định mức công suất và coi hệ số công suất của mạch điện bằng 1. Khi này, dòng điện trong mạch có cường độ hiệu dụng gần nhất với giá trị nào sau đây?
Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là:
\(I = \dfrac{P}{{U\cos \varphi }} = \dfrac{{1200}}{{220.1}} = \dfrac{{60}}{{11}} \approx 5,45\left( A \right)\)