Sự hấp thu và vận chuyển vật chất ở thực vật
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hồ Chí Minh
Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và chất khoáng hòa tan trong đất phải đi qua tế bào nào đầu tiên:
Con đường vận chuyển nước và chất khoáng hòa tan: Đất → tế bào biểu bì (lông hút) → vỏ → Nội bì → trung trụ (mạch gỗ).
Nước và chất khoáng hòa tan trong đất phải đi qua tế bào lông hút trước.
Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu
Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu qua mạch gỗ
Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế
Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu.
Nước di chuyển từ môi trường nhược trương (ít ion khoáng, nhiều nước) sang môi trường ưu trương (nhiều ion khoáng, ít nước) nhờ sự chênh lệch áp suất thẩm thấu.
Tế bào mạch gỗ của cây gồm
Tế bào mạch gỗ gồm các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống.
+ Quản bào là các tế bào dài hình con chỉ suốt, xếp thành hàng thẳng đứng và gối đầu lên nhau
+ Tế bào mạch ống: chỉ có ở thực vật hạt kín và một số hạt trần, là các tế bào ngắn, có vách 2 đầu đục lỗ
Quá trình hấp thụ các ion khoáng ở rễ theo các hình thức cơ bàn nào?
Khoáng được hấp thụ bị động và chủ động.
Quá trình hấp thụ bị động ion khoáng có đặc điểm:
1. Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao, sang tế bào rễ có nồng độ thấp.
2. Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ vào tế bào rễ.
3. Không cần tiêu tốn năng lượng.
4. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải.
Quá trình hẩp thụ bị động ion khoáng theo hình thức khuếch tán, không cần tiêu tốn năng lượng.
Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá
Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá là sự phối hợp của 3 lực:
+ Lực đẩy của rễ,
+ Lực hút do thoát hơi nước ở lá.
+ Lực liên kết giữa các phân tử nước.
Các tế bào ở mạch rây là
Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm
Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?
Cây cần vận chuyển ion ngược chiều gradient nồng độ → Hấp thụ chủ động.
Động lực của dịch mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa
Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá- nơi saccarozo được tạo thành ) có áp suất thẩm thấu cao và cơ quan chứa (rễ, củ, quả…- nơi có saccarozo được sử dụng hay dự trữ)có áp suất thẩm thấu thấp.
Dựa vào cơ chế thẩm thấu, vật chất trong mạch rây sẽ chảy từ nơi có ấp suát cao đến nơi có ấp suất thấp
Vòng đai Caspari có vai trò:
Vòng đai Caspari chặn cuối con đường gian bào giúp điều chỉnh, chọn lọc các chất vào tế bào
Thành phần chủ yếu của dịch mạch rây là saccarôzơ và axit amin.
Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc chủ yếu vào
Sự hút khoáng chủ động của tế bào phụ thuộc chủ yếu vào năng lượng được cung cấp
Cơ chế chủ động: một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao (ion kali) di chuyển ngược chiều gradien nồng độ, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng ATP.