Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hồ Chí Minh
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước nào?
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết với nhau thành liên minh phát xít, còn được gọi là Trục Beclin – Rô-ma – Tôkyô hay phe Trục
Nội dung cơ bản của Hiệp ước Tam cường Đức-Italia-Nhật Bản được kí vào tháng 9/1940 là
Tháng 9-1940, nhằm củng cố khối liên minh phát xít, Hiệp ước Tam cường Đức-Italia-Nhật Bản được kí kết tại Béc-lin. Hiệp ước quy định, nếu một trong ba nước đối phương bị tấn công thì hai nước kia phải lập tức trợ giúp nước đó về mọi mặt; công khai về việc phân chia thế giới; Đức, Italia ở châu Âu, Nhật Bản ở Viễn Đông.
Đứng trước nguy cơ chiến tranh, Liên Xô đã có thái độ như thế nào đối với các nước phát xít?
Trong bối cảnh khối Trục phát xít đang tăng cường gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất nên đã chủ trương liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
Quân Đức sử dụng kế hoạch nào để tấn công Liên Xô vào năm 1941?
Ngay từ tháng 12-1940, Hít-le đã thông qua kế hoạch tấn công Liên Xô với chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng”, đánh nhanh thắng nhanh” tận dụng ưu thế về trang bị kĩ thuật và yếu tố bất ngờ.
Trước các cuộc chiến tranh xâm lược của Liên minh phát xít, chính phủ Mĩ đã thực hiện đường lối đối ngoại như thế nào?
Với Đạo luật trung lập (tháng 8-1935), giới cầm quyền Mĩ thực hiện chính sách không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ.
Chiến thắng nào của nhân dân Liên Xô đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng” của Hitle được thông qua vào năm 1940?
Tháng 12-1941, Hồng quân Liên Xô do tướng Giu-cốp chỉ huy đã phản công quyết liệt, đẩy lùi quân Đức ra khỏi cửa ngõ Thủ đô. Chiến thắng Mát-xcơ-va đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Hít-le.
Để bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập, Chính phủ Liên Xô đã có động thái gì?
Để tránh một cuộc chiến tranh nổ ra và bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập lúc bấy giờ, Liên Xô đã kí với Đức bản Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau ngày 23-8-1939.
Sự kiện nào buộc Mĩ phải từ bỏ chính sách trung lập và tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai?
Ngày 7/12/1941, quân Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng – căn cứ hải quân chủ yếu của Mĩ ở Thái Bình Dương. Hạm đội Mĩ bị thiệt hại nặng nề. Sự kiện này đã buộc Mĩ phải từ bỏ chính sách trung lập, tuyên chiến với Nhật Bản sau đó là với Đức và Italia. Chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới.
Vì sao chính phủ các nước Anh, Pháp, Mĩ lại có thái độ nhượng bộ các lực lượng phát xít?
Các chính phủ Anh, Pháp, Mĩ đều có chung một mục đích là giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Vì thế, giới cầm quyền các nước Anh, Pháp đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để chống phát xít, trái lại họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.
Sự kiện nào đã tạo ra bước ngoặt chiến tranh, đánh dấu phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt trên các mặt trận?
Ở mặt trận Xô- Đức, trận phản công tại Xta-lin-grát (từ tháng 11-1942 đến tháng 2-1943) của quân đội Liên Xô đã tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh thế giới. Trong trận đánh này, Hồng quân Liên Xô đã tấn công, bao vây, chia cắt để tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đội quân tinh nhuệ của Đức. Từ đây, phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt trên các mặt trận
Sự kiện nào sau đây được coi là đỉnh cao sự nhượng bộ của Anh và Pháp với các thế lực phát xít?
Ngày 29-9-1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập với sự tham gia của người đứng đầu các chỉnh phủ Anh, Pháp, Đức và I-ta-li-a. Một hiệp định đã được kí kết, theo đó Anh, Pháp đã tự ý trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy sự cam kết của Hít –le về việc chấm dứt mọi thôn tinh sở châu Âu. Đại biểu của Tiệp Khắc được mời đến Muy-ních chỉ để tiếp nhận và thi hành hiệp định. => Hội nghị Muy-ních là đỉnh cao của sự nhượng bộ của Anh, Pháp với các thế lực phát xít
Văn kiện quốc tế nào đánh dấu sự ra đời của khối Đồng minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai?
Ngày 1-1-1942, tại Oa-sinh-tơn, 26 quốc gia (đứng đầu là ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh) đã ra một bản tuyên bố chung gọi là Tuyên ngôn Liên hợp quốc. Các nước tham gia Tuyên ngôn cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến đấu chống phát xít với toàn bộ lực lượng của mình. Sự kiện này đánh dấu khối Đồng minh chống phát xít được hình thành.
Vì sao các cường quốc tư bản dân chủ và Liên Xô không thể ngăn chặn được các cuộc xâm lược của chủ nghĩa phát xít?
Các cường quốc tư bản dân chủ và Liên Xô không thể ngăn chặn được các cuộc xâm lược của chủ nghĩa phát xít do không có một đường lối, một hành động chung, thống nhất trước những hành động của Liên minh phát xít.
- Liên Xô: coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất nên đã chủ trương liên kết với Anh và Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
- Anh, Pháp: thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.
- Mĩ: thực hiện chính sách trung lập, không can thiệp vào các sự việc xảy ra bên ngoài châu Mĩ.
Sự kiện nào đánh dấu liên quân Mĩ – Anh và Đồng minh mở mặt trận thứ hai tấn công quân Đức ở Tây Âu?
Mùa hè năm 1944, Mĩ – Anh và Đồng minh mở mặt trận thứ hai tấn công quân Đức ở Tây Âu bằng cuộc đổ bộ vào bờ biển Noóc- măng-đi (miền bắc nước Pháp). Từ đây phát xít Đức lâm vào tình thế nguy ngập, buộc phải chiến đấu cùng một lúc trên cả hai mặt trận phía Đông và Tây.
Tại sao Đức lại kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau với Liên Xô?
Trước khi khai ngòi bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai, Đức đã đề nghị đàm phán với Liên Xô để phòng khi chiến tranh bùng nổ phải chống lại ba cường quốc trên cả ba mặt trận (Anh, Pháp ở phía Tây và Liên Xô ở phía Đông). Liên Xô chủ trương đàm phán với Đức, vì đây là giải pháp tốt nhất để tránh một cuộc chiến tranh để bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập lúc bấy giờ. Bản Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau được kí kết ngày 23-8-1939.
Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện đã tác động như thế nào đến cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai?
Ngày 15-8-1945, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện => Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn mặt trận.
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của các cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX là
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “trẻ” (Anh, Pháp) và đế quốc “già” (Mĩ, Đức, Nhật Bản) về vấn đề thuộc địa. Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc, trật tự Vecxai – Oasinhtơn được thiết lập nhưng không giải quyết triệt để vấn đề thuộc địa. Mâu thuẫn này vẫn còn tồn tại giữa các nước đế quốc. Tiếp đó, một cuộc chiến tranh thế giới mới lại tiếp tục nổ ra đó là cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
=> Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX là do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa
Nguyên nhân khách quan làm cho Đức không thực hiện được kế hoạch đổ bộ vào nước Anh năm 1940 là
Tháng 7 – 1940, quân Đức thực hiện kế hoạch tiến đánh nước Anh. Tuy nhiên, do ưu thế về không quân và hải quân của Anh. Đồng thời do sự viện trợ của Mĩ dành cho Anh bắt đầu từ tháng 9-1940, cho nên kế hoạch đổ bộ lên nước Anh của Đức thất bại.
=> Lí do khách quan nào làm cho Đức không thực hiện được kế hoạch đổ bộ vào nước Anh năm 1940 là do Hoa Kì bắt đầu viện trợ cho Anh.
Nhân tố nào đã đào sâu thêm mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và là nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự bùng nổ của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai?
Những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề dân tôc thuộc địa sau chiến tranh thế giới thứ nhất vẫn không thể xóa bỏ bởi hệ thống hòa ước Véc-xai- Oasinhtơn. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã càng đào sâu thêm những mâu thuẫn đó, dẫn đến sự lựa chọn 2 con đường giải quyết khủng hoảng khác nhau, hình thành nên chủ nghĩa phát xít. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945).
Đâu không phải là lý do khiến phát xít Đức quyết định mở cuộc tấn công vào Liên Xô tháng 6-1941?
Nguyên nhân Đức mở cuộc tấn công vào Liên Xô tháng 6-1941 là:
- Bản thân Đức và Liên Xô đã có sự đối lập về hệ tư tưởng phát xít và chủ nghĩa Mác- Lênin
- Đến giữa năm 1941, phát xít Đức đã thôn tính phần lớn khu vực châu Âu chỉ còn lại Liên Xô. Hơn nữa tham vọng của Hít-le là trở thành bá chủ châu Âu nên việc tấn công Liên Xô chỉ là vấn đề thời gian
- Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai gây ra cho Đức nhiều khó khăn đặc biệt là vấn đề năng lượng. Do đó Đức đã nhìn sang phía Đông và nhắm đến cả mỏ dầu ở Bacu. Tin rằng Anh và Mỹ không có khả năng đánh nước Đức và đồng minh
=> Ngày 22-6-1941, Đức đã xé bỏ Hiệp ước Xô- Đức không xâm lược nhau, tấn công Liên Xô.
Đáp án A: Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược lẫn nhau hết hiệu lực không phải là nguyên nhân dẫn đến phát xít Đức quyết định mở cuộc tấn công vào Liên Xô tháng 6-1941.