Bài tập phân tích sự kiện lịch sử

Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hồ Chí Minh

Đổi lựa chọn

Câu 1 Trắc nghiệm

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Theo thống kê của chính quyền thực dân, từ 1920-1925 đã nổ ra 25 cuộc bãi công, tiêu biểu có những sự kiện sau:

  • Năm 1919 nổ ra cuộc bãi công của thủy thủ tàu Sác nô đang đậu ở cảng Hải Phòng đòi tăng lương và phản đối việc đưa lính Việt Nam sang đàn áp nhân dân Xyri.
  • Năm 1920, hơn 200 thủy thủ của 5 chiếc tàu Pháp đang buông neo ở cảng Sài Gòn đã bãi công đòi phụ cấp đắt đỏ.
  • Năm 1921, Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông được thành lập và tổ chức ở nhiều cơ sở ở Ma Cao, Thượng Hải (Trung Quốc). Công nhân Việt Nam làm việc trên các hãng tàu của Pháp đã gia nhập tổ chức này. Họ đã góp phần đưa đón cán bộ, tài liệu cách mạng từ nước ngoài về nước.

Từ năm 1922, phong trào công nhân có bước phát triển mới. Trước hết là cuộc đấu tranh của 600 công nhân nhuộm Sài Gòn-Chợ Lớn. Nét mới của cuộc đấu tranh này là sự tập trung đông đảo của thợ nhuộm của nhiều cơ sở nhuộm trên đất Sài Gòn-Chợ Lớn. Vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cuộc bãi công đó như là “dấu hiệu của thời đại mới”. Tiếp đó, 3 cuộc đấu tranh của công nhân 3 nhà máy dệt ở trên 3 địa bàn khác nhau là Hải Dương, Hà Nội và Nam Định, ở những thời điểm khác nhau, nhưng cùng theo đuổi một mục đích: đòi tống cổ tên đốc công tàn ác.

(Tiến trình Lịch sử Việt Nam, trang 261)

Từ năm 1920-1925, ở Việt Nam nổ ra bao nhiêu cuộc bãi công?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Theo thống kê của chính quyền thực dân, từ 1920-1925 đã nổ ra 25 cuộc bãi công.

Câu 2 Trắc nghiệm

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Theo thống kê của chính quyền thực dân, từ 1920-1925 đã nổ ra 25 cuộc bãi công, tiêu biểu có những sự kiện sau:

  • Năm 1919 nổ ra cuộc bãi công của thủy thủ tàu Sác nô đang đậu ở cảng Hải Phòng đòi tăng lương và phản đối việc đưa lính Việt Nam sang đàn áp nhân dân Xyri.
  • Năm 1920, hơn 200 thủy thủ của 5 chiếc tàu Pháp đang buông neo ở cảng Sài Gòn đã bãi công đòi phụ cấp đắt đỏ.
  • Năm 1921, Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông được thành lập và tổ chức ở nhiều cơ sở ở Ma Cao, Thượng Hải (Trung Quốc). Công nhân Việt Nam làm việc trên các hãng tàu của Pháp đã gia nhập tổ chức này. Họ đã góp phần đưa đón cán bộ, tài liệu cách mạng từ nước ngoài về nước.

Từ năm 1922, phong trào công nhân có bước phát triển mới. Trước hết là cuộc đấu tranh của 600 công nhân nhuộm Sài Gòn-Chợ Lớn. Nét mới của cuộc đấu tranh này là sự tập trung đông đảo của thợ nhuộm của nhiều cơ sở nhuộm trên đất Sài Gòn-Chợ Lớn. Vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cuộc bãi công đó như là “dấu hiệu của thời đại mới”. Tiếp đó, 3 cuộc đấu tranh của công nhân 3 nhà máy dệt ở trên 3 địa bàn khác nhau là Hải Dương, Hà Nội và Nam Định, ở những thời điểm khác nhau, nhưng cùng theo đuổi một mục đích: đòi tống cổ tên đốc công tàn ác.

(Tiến trình Lịch sử Việt Nam, trang 261)

Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cuộc bãi công đó như là “dấu hiệu của thời đại mới?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Từ năm 1922, phong trào công nhân có bước phát triển mới. Trước hết là cuộc đấu tranh của 600 công nhân nhuộm Sài Gòn-Chợ Lớn. Nét mới của cuộc đấu tranh này là sự tập trung đông đảo của thợ nhuộm của nhiều cơ sở nhuộm trên đất Sài Gòn-Chợ Lớn. Vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cuộc bãi công đó như là “dấu hiệu của thời đại mới”.

Câu 3 Trắc nghiệm

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Theo thống kê của chính quyền thực dân, từ 1920-1925 đã nổ ra 25 cuộc bãi công, tiêu biểu có những sự kiện sau:

  • Năm 1919 nổ ra cuộc bãi công của thủy thủ tàu Sác nô đang đậu ở cảng Hải Phòng đòi tăng lương và phản đối việc đưa lính Việt Nam sang đàn áp nhân dân Xyri.
  • Năm 1920, hơn 200 thủy thủ của 5 chiếc tàu Pháp đang buông neo ở cảng Sài Gòn đã bãi công đòi phụ cấp đắt đỏ.
  • Năm 1921, Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông được thành lập và tổ chức ở nhiều cơ sở ở Ma Cao, Thượng Hải (Trung Quốc). Công nhân Việt Nam làm việc trên các hãng tàu của Pháp đã gia nhập tổ chức này. Họ đã góp phần đưa đón cán bộ, tài liệu cách mạng từ nước ngoài về nước.

Từ năm 1922, phong trào công nhân có bước phát triển mới. Trước hết là cuộc đấu tranh của 600 công nhân nhuộm Sài Gòn-Chợ Lớn. Nét mới của cuộc đấu tranh này là sự tập trung đông đảo của thợ nhuộm của nhiều cơ sở nhuộm trên đất Sài Gòn-Chợ Lớn. Vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cuộc bãi công đó như là “dấu hiệu của thời đại mới”. Tiếp đó, 3 cuộc đấu tranh của công nhân 3 nhà máy dệt ở trên 3 địa bàn khác nhau là Hải Dương, Hà Nội và Nam Định, ở những thời điểm khác nhau, nhưng cùng theo đuổi một mục đích: đòi tống cổ tên đốc công tàn ác.

(Tiến trình Lịch sử Việt Nam, trang 261)

Cuộc đấu tranh của công nhân ba nhà máy dệt ở những đâu?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

3 cuộc đấu tranh của công nhân 3 nhà máy dệt ở trên 3 địa bàn khác nhau là Hải Dương, Hà Nội và Nam Định, ở những thời điểm khác nhau, nhưng cùng theo đuổi một mục đích: đòi tống cổ tên đốc công tàn ác.

Câu 4 Trắc nghiệm

Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê và tiến hành giảng hòa với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương.

Việt Nam dần dần trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến và biến thành nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp.

Để đảm bảo lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đặt thêm nhiều thứ thuế mới, nặng hơn các thứ thuế của triều đình Huế trước kia. Chúng ra sức kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế chính quốc.

Tuy nhiên, công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng làm nảy sinh những nhân tố mới, ngoài ý muốn của chúng. Vào đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù còn non yếu. Thành thị mọc lên. Một số cơ sở công nghiệp ra đời. Cơ cấu kinh tế biến động, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX.

(Nguồn Lịch sử 11, trang 155)

Lực lượng xã hội nào đã có đóng góp quan trọng đối với phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XX?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

- Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi. Trong đó, bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa (hay nói cách khác là trí thức Nho học) đã đóng vai trò khá quan trọng trong tiếp thu luồng tư tưởng mới, để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu sắc dân chủ tư sản.

- Có thể kể đến những cái tên tiêu biểu trong giới trí thức Nho học, tiếp thu luồng tư tưởng dân chủ tư sản như: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh - tiêu biểu cho phong trào dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX.

Câu 5 Trắc nghiệm

Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê và tiến hành giảng hòa với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương.

Việt Nam dần dần trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến và biến thành nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp.

Để đảm bảo lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đặt thêm nhiều thứ thuế mới, nặng hơn các thứ thuế của triều đình Huế trước kia. Chúng ra sức kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế chính quốc.

Tuy nhiên, công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng làm nảy sinh những nhân tố mới, ngoài ý muốn của chúng. Vào đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù còn non yếu. Thành thị mọc lên. Một số cơ sở công nghiệp ra đời. Cơ cấu kinh tế biến động, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX.

(Nguồn Lịch sử 11, trang 155)

Kinh tế Việt Nam phát triển như thế nào trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

- Dưới cuộc khai thác thuộc địa của Pháp, nền kinh tế Việt Nam tuy bị kìm hãm nhưng vẫn có sự phát triển ít nhiều so với giai đoạn trước. => Loại đáp án A.

- Tuy nhiên, sự phát triển chỉ mang tính cục bộ, không toàn diện. Về cơ bản vẫn lạc hậu, què quặt và phụ thuộc vào kinh tế Pháp. Cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế chính quốc chính là mục đích của thực dân Pháp. => Đáp án C đúng, đáp án C bao hàm cả đáp án B.

- Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng làm nảy sinh những nhân tố mới, ngoài ý muốn của chúng. Đó là xuất hiện những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhưng còn non yếu, chưa đủ làm kinh tế Việt Nam phát triển theo con đường TBCN. => Loại đáp án D.

Câu 6 Trắc nghiệm

Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê và tiến hành giảng hòa với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương.

Việt Nam dần dần trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến và biến thành nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp.

Để đảm bảo lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đặt thêm nhiều thứ thuế mới, nặng hơn các thứ thuế của triều đình Huế trước kia. Chúng ra sức kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế chính quốc.

Tuy nhiên, công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng làm nảy sinh những nhân tố mới, ngoài ý muốn của chúng. Vào đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù còn non yếu. Thành thị mọc lên. Một số cơ sở công nghiệp ra đời. Cơ cấu kinh tế biến động, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX.

(Nguồn Lịch sử 11, trang 155)

Giai cấp, tầng lớp nào đã tiếp thu ý thức hệ dân chủ tư sản?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa (trí thức yêu nước tiến bộ), đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX.

Câu 7 Trắc nghiệm

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cộng sản trong nước, với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản, có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương Nguyễn Ái Quốc đã tới Hương Cảng (Trung Quốc) để triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất.

Hội nghị hợp nhất gồm hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng là Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh, 2 đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng là Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, đã họp ở Cửu Long Hương Cảng (Trung Quốc). Tại phiên họp ngày 3-2-1930, các đại biểu đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ tóm tắt.

(Tiến trình lịch sử Việt Nam, trang 271)

Ai là người triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cộng sản trong nước, với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản, có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương Nguyễn Ái Quốc đã tới Hương Cảng (Trung Quốc) để triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất.

Câu 8 Trắc nghiệm

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cộng sản trong nước, với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản, có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương Nguyễn Ái Quốc đã tới Hương Cảng (Trung Quốc) để triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất.

Hội nghị hợp nhất gồm hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng là Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh, 2 đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng là Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, đã họp ở Cửu Long Hương Cảng (Trung Quốc). Tại phiên họp ngày 3-2-1930, các đại biểu đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ tóm tắt.

(Tiến trình lịch sử Việt Nam, trang 271)

Hội nghị hợp nhất Đảng cộng sản có mấy người tham dự?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Hội nghị hợp nhất có 5 người gồm: 2 đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng là Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh, 2 đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng là Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, đã họp ở Cửu Long Hương Cảng (Trung Quốc).

Câu 9 Trắc nghiệm

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cộng sản trong nước, với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản, có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương Nguyễn Ái Quốc đã tới Hương Cảng (Trung Quốc) để triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất.

Hội nghị hợp nhất gồm hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng là Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh, 2 đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng là Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, đã họp ở Cửu Long Hương Cảng (Trung Quốc). Tại phiên họp ngày 3-2-1930, các đại biểu đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ tóm tắt.

(Tiến trình lịch sử Việt Nam, trang 271)

Tại phiên họp nào, các đại biểu đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ tóm tắt?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Tại phiên họp ngày 3-2-1930, các đại biểu đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ tóm tắt.

Câu 10 Trắc nghiệm

Tại Nghệ An, Xô viết ra đời từ tháng 9 – 1930 ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành ở các xã thuộc huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê vào cuối năm 1930 – đầu năm 1931. Các Xô viết đã thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội.

Về chính trị, quần chúng được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể Cách mạng, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ và toà án nhân dân được thành lập.

Về kinh tế, thi hành các biện pháp như: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối ; xoá nợ cho người nghèo; tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.

Về văn hoá xã hội, chính quyền cách mạng mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho có tầng lớp nhân dân; các tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan, tệ rượu chè, cờ bạc,... bị xóa bỏ. Trật tự trị an được giữ vững; tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau được xây dựng.

Xô Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931. Tuy chỉ tồn tại được 4 - 5 tháng, nhưng đó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước.

Trước tác động của phong trào, thực dân Pháp tập trung lực lượng tiến hành khủng bố dã man. Chúng điều động binh lính đóng nhiều đồn bốt ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Cùng với việc cho binh lính đi càn quét, bắn giết dân chúng, đốt phá, triệt hạ làng mạc, chúng còn dùng nhiều thủ đoạn chia rẽ, dụ dỗ, mua chuộc. Vì vậy, nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng, cơ sở quần chúng bị phá vỡ, nhiều cán bộ, đảng viên, những người yêu nước bị bắt, tù đày hoặc bị sát hại.

Từ giữa năm 1931, phong trào cách mạng trong cả nước dần dần lắng xuống.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 93 – 94)

Dựa vào căn cứ nào để khẳng định Xô viết Nghệ - Tĩnh thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

- Đáp án A đúng vì Chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh là chính quyền của dân, do dân và vì dân, chính quyền do nhân dân thành lập, làm chủ và đem lại nhiều lợi ích căn bản cho nhân dân:

+ Về chính trị: chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh ban bố và thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Quần chúng được tự do hội họp và tham gia hoạt động đoàn thể như: Nông Hội, Công Hội, Đội Tự vệ …

+ Về kinh tế: chính quyền chia lại ruộng đất công cho nông dân, giảm tô, xóa nợ, bãi bỏ các loại thuế chợ, thuế đò, thuế thân, tu sửa cầu cống, đê điều, tổ chức giúp nhau trong sản xuất.

+ Về văn hóa - xã hội: khuyến khích nhân dân học Quốc ngữ, xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, giữ vững trật tự an ninh, tổ chức đời sống mới.

+ Về quân sự: các đội tự vệ được thành lập để bảo vệ quần chúng trong đấu tranh, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân, trấn áp bọn phản cách mạng.

- Đáp án B loại vì Chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh thành lập khi chính quyền của địch tan rã. Tuy nhiên, việc chính quyền của giai cấp vô sản được thiết lập chưa đủ để chứng minh đây là chính quyền của quần chúng nhân dân.

- Đáp án C loại vì chưa nêu rõ ai là người thực hiện những chính sách tự do, dân chủ và ai sẽ được hưởng những quyền lợi đó.

- Đáp án D loại vì việc nhân dân được tự do hội họp, các tệ nạn xã hội được bài trừ sau khi Chính quyền Xô viết thành lập chưa phản ánh đầy đủ đây thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 11 Trắc nghiệm

Tại Nghệ An, Xô viết ra đời từ tháng 9 – 1930 ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành ở các xã thuộc huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê vào cuối năm 1930 – đầu năm 1931. Các Xô viết đã thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội.

Về chính trị, quần chúng được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể Cách mạng, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ và toà án nhân dân được thành lập.

Về kinh tế, thi hành các biện pháp như: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối ; xoá nợ cho người nghèo; tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.

Về văn hoá xã hội, chính quyền cách mạng mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho có tầng lớp nhân dân; các tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan, tệ rượu chè, cờ bạc,... bị xóa bỏ. Trật tự trị an được giữ vững; tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau được xây dựng.

Xô Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931. Tuy chỉ tồn tại được 4 - 5 tháng, nhưng đó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước.

Trước tác động của phong trào, thực dân Pháp tập trung lực lượng tiến hành khủng bố dã man. Chúng điều động binh lính đóng nhiều đồn bốt ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Cùng với việc cho binh lính đi càn quét, bắn giết dân chúng, đốt phá, triệt hạ làng mạc, chúng còn dùng nhiều thủ đoạn chia rẽ, dụ dỗ, mua chuộc. Vì vậy, nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng, cơ sở quần chúng bị phá vỡ, nhiều cán bộ, đảng viên, những người yêu nước bị bắt, tù đày hoặc bị sát hại.

Từ giữa năm 1931, phong trào cách mạng trong cả nước dần dần lắng xuống.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 93 – 94)

Trong các nguyên nhân sau, nguyên nhân nào là cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 -1931?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

- Trước phong trào cách mạng 1930 - 1931, các cuộc đấu tranh của nhân dân nổ ra lẻ tẻ, chưa có đường lối và giai cấp lãnh đạo đúng đắn. Kết quả là các cuộc đấu tranh này đều thất bại.

- Những năm 1929 - 1933 trên thế giới diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế, ảnh hưởng đến cả Pháp và nước thuộc địa thuộc Pháp, mâu thuẫn dân tộc ngày càng dâng cao. Tuy nhiên, nếu nhân dân đấu tranh mà không có sự lãnh đao của Đảng thì các cuộc đấu tranh này cũng sẽ vấn nổ ra lẻ tẻ, không có đường lối đúng đắn, kết quả cũng sẽ thất bại. Tuy nhiên, đầu năm 1930, khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã bước vào lãnh đạo cách mạng, phát động phong trào đấu tranh rộng lớn trong cả nước, đó là phong trào 1930 – 1931.

- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng đứng lên chống đế quốc và phong kiến là nhân tố cơ bản quyết định đưa đến sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 - 1931.

Câu 12 Trắc nghiệm

Tại Nghệ An, Xô viết ra đời từ tháng 9 – 1930 ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành ở các xã thuộc huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê vào cuối năm 1930 – đầu năm 1931. Các Xô viết đã thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội.

Về chính trị, quần chúng được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể Cách mạng, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ và toà án nhân dân được thành lập.

Về kinh tế, thi hành các biện pháp như: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối ; xoá nợ cho người nghèo; tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.

Về văn hoá xã hội, chính quyền cách mạng mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho có tầng lớp nhân dân; các tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan, tệ rượu chè, cờ bạc,... bị xóa bỏ. Trật tự trị an được giữ vững; tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau được xây dựng.

Xô Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931. Tuy chỉ tồn tại được 4 - 5 tháng, nhưng đó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước.

Trước tác động của phong trào, thực dân Pháp tập trung lực lượng tiến hành khủng bố dã man. Chúng điều động binh lính đóng nhiều đồn bốt ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Cùng với việc cho binh lính đi càn quét, bắn giết dân chúng, đốt phá, triệt hạ làng mạc, chúng còn dùng nhiều thủ đoạn chia rẽ, dụ dỗ, mua chuộc. Vì vậy, nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng, cơ sở quần chúng bị phá vỡ, nhiều cán bộ, đảng viên, những người yêu nước bị bắt, tù đày hoặc bị sát hại.

Từ giữa năm 1931, phong trào cách mạng trong cả nước dần dần lắng xuống.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 93 – 94)

Từ phong trào cách mạng 1930 - 1931, Đảng Cộng sản Đông Dương đã rút ra bài học gì về việc tập hợp lực lượng cách mạng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Từ phong trào cách mạng 1930 - 1931, Đảng Cộng sản Đông Dương đã rút ra bài học về việc tập hợp lực lượng cách mạng là: Phải vận động, tập hợp quần chúng tham gia đấu tranh trong một mặt trận dân tộc thống nhất.

Câu 13 Trắc nghiệm

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Tại Nghệ An, Xô viết ra đời từ tháng 9-1930 ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành ở các xã thuộc huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê vào cuối năm 1930-đầu năm 1931. Các xô viết đã thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội..

Về chính trị, quần chúng được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, tự do hội họp.Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập.

Về kinh tế, thi hành các biện pháp như: chia ruộng đất cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối; xóa nợ cho người nghèo; tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.

Về văn hóa-xã hội, chính quyền cách mạng mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho tầng lớp nhân dân; các tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan, tệ rượu chè, cờ bạc,…bị xóa bỏ. Trật tự trị an được giữ vững; tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau được xây dựng.

Xô Viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931. Tuy tồn tại được 4-5 tháng, nhưng đó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước.

 (SGK Lịch sử 12, trang 93-94)

Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Xô Viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931. Tuy tồn tại được 4-5 tháng, nhưng đó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước.

Câu 14 Trắc nghiệm

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Tại Nghệ An, Xô viết ra đời từ tháng 9-1930 ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành ở các xã thuộc huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê vào cuối năm 1930-đầu năm 1931. Các xô viết đã thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội..

Về chính trị, quần chúng được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, tự do hội họp.Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập.

Về kinh tế, thi hành các biện pháp như: chia ruộng đất cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối; xóa nợ cho người nghèo; tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.

Về văn hóa-xã hội, chính quyền cách mạng mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho tầng lớp nhân dân; các tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan, tệ rượu chè, cờ bạc,…bị xóa bỏ. Trật tự trị an được giữ vững; tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau được xây dựng.

Xô Viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931. Tuy tồn tại được 4-5 tháng, nhưng đó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước.

 (SGK Lịch sử 12, trang 93-94)

Chính quyền cách mạng đã làm gì để xóa nạn mù chữ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Để xóa nạn mù chữ, chính quyền cách mạng đã mở các lớp dạy chữ Quốc ngữ.

Câu 15 Trắc nghiệm

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Tại Nghệ An, Xô viết ra đời từ tháng 9-1930 ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành ở các xã thuộc huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê vào cuối năm 1930-đầu năm 1931. Các xô viết đã thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội..

Về chính trị, quần chúng được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, tự do hội họp.Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập.

Về kinh tế, thi hành các biện pháp như: chia ruộng đất cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối; xóa nợ cho người nghèo; tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.

Về văn hóa-xã hội, chính quyền cách mạng mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho tầng lớp nhân dân; các tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan, tệ rượu chè, cờ bạc,…bị xóa bỏ. Trật tự trị an được giữ vững; tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau được xây dựng.

Xô Viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931. Tuy tồn tại được 4-5 tháng, nhưng đó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước.

 (SGK Lịch sử 12, trang 93-94)

Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Tiêu biểu là cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) ngày 12-9-1930. Khoảng 8000 nông dân kéo đến huyện lị với khẩu hiệu "Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!","Đả đảo Nam triều!", "Nhà máy về tay thợ thuyền!", "Ruộng đất về tay dân cày!"…..Đoàn biểu tình xếp thành hàng dài hơn 1 kilômét tiến về thành phố Vinh. Đi đầu là những người cầm cờ đỏ, đi hai bên là những đội viên tự vệ được trang bị dao, gậy.

Câu 16 Trắc nghiệm

Việc Pháp thực hiện kế hoạch Rơve đã làm cho vùng tự do của ta bị thu hẹp, căn cứ địa Việt Bắc bị bao vây,... Để khắc phục khó khăn, đưa cuộc kháng chiến phát triển lên một bước mới, tháng 6 – 1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mặt trận để cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch chỉ đạo và động viên bộ đội chiến đấu.

Sáng sớm 16 – 9 - 1950, các đơn vị

quân đội ta nổ súng mở đầu chiến dịch bằng trận đánh vào vị trí Đông Khê. Sau hơn 2 ngày chiến đấu, sáng 18 – 9, bộ đội ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông Khê. Mất Đông Khê, quân địch ở Thất Khê lâm vào tình thế bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng theo Đường số 4. Để yểm trợ cho cuộc rất quan này, Pháp huy động quân từ Thất Khê tiến lên chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng rút về. Đoán trước được ý định của địch, quân ta chủ động mai phục, chặn đánh địch nhiều nơi trên Đường số 4 khiến cho hai cánh quân này không gặp được nhau. Đến lượt Thất Khê bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm (8 – 10 – 1950) và ngày 13 – 10 – 1950, rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn. Trong khi đó, cuộc hành quân của địch lên Thái Nguyên cũng bị quân ta chặn đánh.

Quân Pháp trở nên hoảng loạn, phải rút chạy, Đường số 4 được giải phóng ngày 22 – 10 – 1950.

Phối hợp với mặt trận Biên giới, quân ta đã hoạt động mạnh ở tả ngạn sông Hồng, Tây Bắc, Đường số 6, Đường số 12, buộc địch phải rút khỏi thị xã Hoà Bình (4 – 11 – 1950). Chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Bình - Trị - Thiên, Liên khu V và Nam Bộ.

Sau hơn một tháng chiến đấu, chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8 000 tên địch, giải phóng một vùng biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng tới Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng “Hành lang Đông - Tây” của Pháp. Thế bao vây của địch cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ. Kế hoạch Rơve bị phá sản.

Với chiến thắng Biên giới, con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông; quân đội ta đã giành được thể chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 136 – 138)

Ý nghĩa chiến lược của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Ý nghĩa chiến lược của chiến dịch Biên giới thu đông 1950 là: Ta đã giành được thế chủ động về chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ.

Câu 17 Trắc nghiệm

Việc Pháp thực hiện kế hoạch Rơve đã làm cho vùng tự do của ta bị thu hẹp, căn cứ địa Việt Bắc bị bao vây,... Để khắc phục khó khăn, đưa cuộc kháng chiến phát triển lên một bước mới, tháng 6 – 1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mặt trận để cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch chỉ đạo và động viên bộ đội chiến đấu.

Sáng sớm 16 – 9 - 1950, các đơn vị

quân đội ta nổ súng mở đầu chiến dịch bằng trận đánh vào vị trí Đông Khê. Sau hơn 2 ngày chiến đấu, sáng 18 – 9, bộ đội ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông Khê. Mất Đông Khê, quân địch ở Thất Khê lâm vào tình thế bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng theo Đường số 4. Để yểm trợ cho cuộc rất quan này, Pháp huy động quân từ Thất Khê tiến lên chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng rút về. Đoán trước được ý định của địch, quân ta chủ động mai phục, chặn đánh địch nhiều nơi trên Đường số 4 khiến cho hai cánh quân này không gặp được nhau. Đến lượt Thất Khê bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm (8 – 10 – 1950) và ngày 13 – 10 – 1950, rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn. Trong khi đó, cuộc hành quân của địch lên Thái Nguyên cũng bị quân ta chặn đánh.

Quân Pháp trở nên hoảng loạn, phải rút chạy, Đường số 4 được giải phóng ngày 22 – 10 – 1950.

Phối hợp với mặt trận Biên giới, quân ta đã hoạt động mạnh ở tả ngạn sông Hồng, Tây Bắc, Đường số 6, Đường số 12, buộc địch phải rút khỏi thị xã Hoà Bình (4 – 11 – 1950). Chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Bình - Trị - Thiên, Liên khu V và Nam Bộ.

Sau hơn một tháng chiến đấu, chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8 000 tên địch, giải phóng một vùng biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng tới Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng “Hành lang Đông - Tây” của Pháp. Thế bao vây của địch cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ. Kế hoạch Rơve bị phá sản.

Với chiến thắng Biên giới, con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông; quân đội ta đã giành được thể chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 136 – 138)

Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Ở Đông Khê, lực lượng quân địch ít, Đông Khê lại nằm giữa Thất Khê và Cao Bằng (hai nơi tập trung quân lớn của quân Pháp). Ở Đông Khê, có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp => Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam. Trên thực tế, lựa chọn đánh Đông Khê đầu tiên là quyết định vô cùng đúng đắn của ta.

Câu 18 Trắc nghiệm

Việc Pháp thực hiện kế hoạch Rơve đã làm cho vùng tự do của ta bị thu hẹp, căn cứ địa Việt Bắc bị bao vây,... Để khắc phục khó khăn, đưa cuộc kháng chiến phát triển lên một bước mới, tháng 6 – 1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mặt trận để cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch chỉ đạo và động viên bộ đội chiến đấu.

Sáng sớm 16 – 9 - 1950, các đơn vị

quân đội ta nổ súng mở đầu chiến dịch bằng trận đánh vào vị trí Đông Khê. Sau hơn 2 ngày chiến đấu, sáng 18 – 9, bộ đội ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông Khê. Mất Đông Khê, quân địch ở Thất Khê lâm vào tình thế bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng theo Đường số 4. Để yểm trợ cho cuộc rất quan này, Pháp huy động quân từ Thất Khê tiến lên chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng rút về. Đoán trước được ý định của địch, quân ta chủ động mai phục, chặn đánh địch nhiều nơi trên Đường số 4 khiến cho hai cánh quân này không gặp được nhau. Đến lượt Thất Khê bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm (8 – 10 – 1950) và ngày 13 – 10 – 1950, rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn. Trong khi đó, cuộc hành quân của địch lên Thái Nguyên cũng bị quân ta chặn đánh.

Quân Pháp trở nên hoảng loạn, phải rút chạy, Đường số 4 được giải phóng ngày 22 – 10 – 1950.

Phối hợp với mặt trận Biên giới, quân ta đã hoạt động mạnh ở tả ngạn sông Hồng, Tây Bắc, Đường số 6, Đường số 12, buộc địch phải rút khỏi thị xã Hoà Bình (4 – 11 – 1950). Chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Bình - Trị - Thiên, Liên khu V và Nam Bộ.

Sau hơn một tháng chiến đấu, chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8 000 tên địch, giải phóng một vùng biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng tới Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng “Hành lang Đông - Tây” của Pháp. Thế bao vây của địch cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ. Kế hoạch Rơve bị phá sản.

Với chiến thắng Biên giới, con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông; quân đội ta đã giành được thể chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 136 – 138)

Ý nào sau đây không phải là kết quả của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Sau một tháng chiến đấu, chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi, ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 tên địch, giải phóng một vùng biên giới Việt – Trung từ Cao Bằng tới Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng “Hành lang Đông – Tây” của Pháp, thế bao vậy cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ.

Câu 19 Trắc nghiệm

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Những năm 1936-1939 là thời kỳ có nhiều nét mới trong đời sống văn hóa-tư tưởng của đất nước. Ở thời kì này, Đảng Cộng sản Đông Dương đã triệt để sử dụng báo chí công khai làm công cụ tuyên truyền hết sức nhạy bén. Từ năm 1937, hàng chục tờ báo của Đảng, của Mặt trận Dân chủ và các đoàn thể nối tiếp nhau ra đời, tiêu biểu là tờ báo Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), Tin tức (ở Bắc Kì), Nhành lúa, Dân, Sông Hương tục bản (ở Trung Kì), Le Peuple (Nhân dân), Dân chúng, Lao động, Mới (ở Nam Kỳ). Cùng với sự nở rộ của báo chí cách mạng công khai, các nhà xuất bản của Đảng ta và Đảng Cộng sản Pháp đã in và phát hành nhiều tập sách về chủ nghĩa Mác, về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, những tập sách giới thiệu Liên Xô , về cách mạng Trung Quốc, Mặt trận nhân dân Pháp, Mặt trận nhân dân Tây Ban Nha. Trên văn đàn, nếu như thời kì trước năm 1935, văn học lãng mạn chiếm ưu thế thì thời kỳ này nó đã phải nhường chỗ cho văn học hiện thực phê phán. Các tác phẩm Tắt đèn, Việc làng của Ngô Tất Tố, Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Lầm than của Lan Khải,… Tuy còn nhiều hạn chế nhất định, nhưng phản ánh sinh động một hiện thực đau khổ, lầm than của xã hội Việt Nam dưới ách thực dân phong kiến.

(Theo Tiến trình lịch sử Việt Nam, trang 283)

Những tờ báo xuất hiện ở Bắc Kì trong giai đoạn 1936-1939?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Các tờ báo tiêu biểu ở Bắc Kì là tờ báo Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), Tin tức.

Câu 20 Trắc nghiệm

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Những năm 1936-1939 là thời kỳ có nhiều nét mới trong đời sống văn hóa-tư tưởng của đất nước. Ở thời kì này, Đảng Cộng sản Đông Dương đã triệt để sử dụng báo chí công khai làm công cụ tuyên truyền hết sức nhạy bén. Từ năm 1937, hàng chục tờ báo của Đảng, của Mặt trận Dân chủ và các đoàn thể nối tiếp nhau ra đời, tiêu biểu là tờ báo Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), Tin tức (ở Bắc Kì), Nhành lúa, Dân, Sông Hương tục bản (ở Trung Kì), Le Peuple (Nhân dân), Dân chúng, Lao động, Mới (ở Nam Kỳ). Cùng với sự nở rộ của báo chí cách mạng công khai, các nhà xuất bản của Đảng ta và Đảng Cộng sản Pháp đã in và phát hành nhiều tập sách về chủ nghĩa Mác, về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, những tập sách giới thiệu Liên Xô , về cách mạng Trung Quốc, Mặt trận nhân dân Pháp, Mặt trận nhân dân Tây Ban Nha. Trên văn đàn, nếu như thời kì trước năm 1935, văn học lãng mạn chiếm ưu thế thì thời kỳ này nó đã phải nhường chỗ cho văn học hiện thực phê phán. Các tác phẩm Tắt đèn, Việc làng của Ngô Tất Tố, Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Lầm than của Lan Khải,… Tuy còn nhiều hạn chế nhất định, nhưng phản ánh sinh động một hiện thực đau khổ, lầm than của xã hội Việt Nam dưới ách thực dân phong kiến.

(Theo Tiến trình lịch sử Việt Nam, trang 283)

Đặc trưng văn học trong giai đoạn 1936-1939 là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Trên văn đàn, nếu như thời kì trước năm 1935, văn học lãng mạn chiếm ưu thế thì thời kỳ này nó đã phải nhường chỗ cho văn học hiện thực phê phán.