Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Theo thống kê của chính quyền thực dân, từ 1920-1925 đã nổ ra 25 cuộc bãi công, tiêu biểu có những sự kiện sau:
- Năm 1919 nổ ra cuộc bãi công của thủy thủ tàu Sác nô đang đậu ở cảng Hải Phòng đòi tăng lương và phản đối việc đưa lính Việt Nam sang đàn áp nhân dân Xyri.
- Năm 1920, hơn 200 thủy thủ của 5 chiếc tàu Pháp đang buông neo ở cảng Sài Gòn đã bãi công đòi phụ cấp đắt đỏ.
- Năm 1921, Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông được thành lập và tổ chức ở nhiều cơ sở ở Ma Cao, Thượng Hải (Trung Quốc). Công nhân Việt Nam làm việc trên các hãng tàu của Pháp đã gia nhập tổ chức này. Họ đã góp phần đưa đón cán bộ, tài liệu cách mạng từ nước ngoài về nước.
Từ năm 1922, phong trào công nhân có bước phát triển mới. Trước hết là cuộc đấu tranh của 600 công nhân nhuộm Sài Gòn-Chợ Lớn. Nét mới của cuộc đấu tranh này là sự tập trung đông đảo của thợ nhuộm của nhiều cơ sở nhuộm trên đất Sài Gòn-Chợ Lớn. Vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cuộc bãi công đó như là “dấu hiệu của thời đại mới”. Tiếp đó, 3 cuộc đấu tranh của công nhân 3 nhà máy dệt ở trên 3 địa bàn khác nhau là Hải Dương, Hà Nội và Nam Định, ở những thời điểm khác nhau, nhưng cùng theo đuổi một mục đích: đòi tống cổ tên đốc công tàn ác.
(Tiến trình Lịch sử Việt Nam, trang 261)
Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cuộc bãi công đó như là “dấu hiệu của thời đại mới?
Trả lời bởi giáo viên
Từ năm 1922, phong trào công nhân có bước phát triển mới. Trước hết là cuộc đấu tranh của 600 công nhân nhuộm Sài Gòn-Chợ Lớn. Nét mới của cuộc đấu tranh này là sự tập trung đông đảo của thợ nhuộm của nhiều cơ sở nhuộm trên đất Sài Gòn-Chợ Lớn. Vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cuộc bãi công đó như là “dấu hiệu của thời đại mới”.
Hướng dẫn giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp đoạn cuối để trả lời