Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hồ Chí Minh
Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do:
Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do: Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì đầu).
Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố:
Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố: tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
Độ âm điện đặc trưng cho khả năng
Độ âm điện đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học.
Các nguyên tố hóa học trong cùng một nhóm A có đặc điểm nào chung về cấu hình electron nguyên tử?
Các nguyên tố hóa học trong cùng một nhóm A có đặc điểm chung là có số electron hóa trị.
Các nguyên tố hóa học trong nhóm VIIIA có đặc điểm chung nào về cấu tạo nguyên tử trong các liệt kê sau:
Cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố hóa học trong nhóm VIIIA có đặc điểm chung là : Lớp electron ngoài cùng đã điền đủ electron, bền vững.
Loại B vì He có cấu hình e là 1s2
Các nguyên tử của nhóm IA trong bảng tuần hoàn có đặc điểm chung nào về cấu hình electron mà quyết định tính chất của nhóm ?
Cấu hình electron chung của các nguyên tử nhóm IA là số electron lớp ngoài cùng bằng 1
Trong bảng hệ thống tuần hoàn, khi đi từ trái sang phải trong 1 chu kì thì
Trong bảng hệ thống tuần hoàn, khi đi từ trái sang phải trong 1 chu kì thì độ âm điện tăng dần.
Trong bảng hệ thống tuần hoàn, trong 1 phân nhóm chính (nhóm A) theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân thì
Trong bảng hệ thống tuần hoàn, trong 1 phân nhóm chính (nhóm A) theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân thì độ âm điện giảm dần
Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn là
Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn là : Flo
Trong bảng HTTH, trong 1 chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử
Trong bảng HTTH, trong 1 chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử giảm dần
Dãy sắp xếp các nguyên tử theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử là
Nhận thấy các nguyên tố cùng thuộc chu kì 2, riêng Na thuộc chu kì 3 => bán kính nguyên tử của Na lớn nhất
F là phi kim mạnh nhất => có độ âm điện lớn nhất => bán kính nguyên tử nhỏ nhất
O là phi kim => có độ âm điện lớn hơn Li => bán kính của O nhỏ hơn Li
=> Dãy sắp xếp các nguyên tử theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử là : F, O, Li, Na.
Cho các nguyên tố: X (Z = 12), Y (Z = 8), R (Z = 19), T (Z = 15). Dãy sắp xếp theo chiều bán kính nguyên tử tăng dần là
Y (Z = 8) là Oxi, thuộc chu kì 2 => có bán kính nguyên tử nhỏ nhất
X (Z = 12) là Mg và T (Z = 15) là P cùng thuộc chu kì 3 => P có độ âm điện lớn hơn Mg
=> bán kính Mg lớn hơn P (X > T)
R (Z = 19) là K thuộc chu kì 4 => R có bán kính nguyên tử lớn nhất
=> Dãy sắp xếp theo chiều bán kính nguyên tử tăng dần là : Y, T, X, R.