Khi nói về lực hấp dẫn giữa hai chất điểm, phát biểu nào sau đây sai?
A, B, C - đúng
D - sai vì: Lực hấp dẫn của hai chất điểm không phải là cặp lực cân bằng mà là cặp lực trực đối
Biểu thức nào sau đây là biểu thức của lực hấp dẫn:
Lực hấp dẫn giữa hai vật (coi như chất điểm) tỉ lệ thuận với tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
\({F_{h{\rm{d}}}} = G\dfrac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\)
Một vật có khối lượng $m$, ở độ cao $h$ so với mặt đất. Gọi $M$ là khối lượng Trái Đất, $G$ là hằng số hấp dẫn và $R$ là bán kính Trái Đất. Gia tốc rơi tự do tại vị trí đặt vật có biểu thức là:
Gia tốc rơi tự do: \(g = \dfrac{{GM}}{{{{(R + h)}^2}}}\)
Hai quả cầu đồng chất, mỗi quả có khối lượng \(20kg\), khoảng cách giữa hai tâm của chúng là \(50{\rm{ }}cm\). Biết rằng số hấp dẫn là \(G = 6,{67.10^{ - 11}}N.{m^2}/kg\). Độ lớn lực tương tác hấp dẫn giữa chúng là:
Ta có, lực hấp dẫn giữa hai quả cầu đồng chất đó là:
\({F_{h{\rm{d}}}} = G\dfrac{{{m^2}}}{{{r^2}}} = 6,{67.10^{ - 11}}\dfrac{{{{20}^2}}}{{0,{5^2}}} = 1,{0672.10^{ - 7}}N\)
Ở mặt đất, một vật có trọng lượng \(10N\). Nếu chuyển vật này ở độ cao cách Trái Đất một khoảng R (R là bán kính Trái Đất) thì trọng lượng của vât bằng:
Ta có:
+ Khi vật ở mặt đất có trọng lượng: \(P = G\frac{{mM}}{{{R^2}}} = 10N\)
+ Khi vật được lên độ cao \(h = R\), trọng lượng của vật:
\(P' = G\frac{{mM}}{{{{\left( {R + h} \right)}^2}}} = G\frac{{mM}}{{{{\left( {R + R} \right)}^2}}} = \frac{P}{4} = \frac{{10}}{4} = 2,5N\)
Biết gia tốc rơi tự do ở đỉnh và chân một ngọn núi lần lượt là \(9,809m/{s^2}\) và \(9,810m/{s^2}\) . Coi Trái Đất là đồng chất và chân núi cách tâm Trái Đất \(6370{\rm{ }}km\). Chiều cao ngọn núi này là:
Gọi \(h\) là chiều cao của ngọn núi, \(g\) và \({g_h}\) lần lượt là gia tốc rơi tự do tại chân núi và đỉnh núi, ta có:
+ \(g = G\frac{M}{{{R^2}}} = 9,810m/{s^2}{\rm{ }}\left( 1 \right)\)
+ \({g_h} = G\frac{M}{{{{\left( {R + h} \right)}^2}}} = 9,809m/{s^2}{\rm{ }}\left( 2 \right)\)
Lấy \(\frac{{\left( 1 \right)}}{{\left( 2 \right)}}\) ta được:
\(\begin{array}{l}\frac{g}{{{g_h}}} = {\left( {\frac{{R + h}}{R}} \right)^2}\\ \to h = R\left( {\sqrt {\frac{g}{{{g_h}}}} - 1} \right)\\ = 6370\left( {\sqrt {\frac{{9,810}}{{9,809}}} - 1} \right)\\ = 0,3247km = 324,7m\end{array}\)
Cho gia tốc trọng trường trên mặt đất là \(9,8m/{s^2}\), tính gia tốc trọng trường trên sao Hỏa. Biết khối lượng Sao Hỏa bằng \(10\% \) khối lượng Trái Đất và bán kính Sao Hỏa bằng \(0,53\) bán kính Trái Đất.
Từ đầu bài, ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}{M_{SH}} = 0,1{M_{T{\rm{D}}}}\\{R_{SH}} = 0,53{{\rm{R}}_{TD}}\end{array} \right.\) và gia tốc trọng trường trên mặt đất \(g = 9,8m/{s^2}\)
Áp dụng biểu thức tính gia tốc trọng trường ta có:
+ Gia tốc trọng trường trên mặt đất: \(g = G\frac{M_{T{\rm{D}}}}{{R_{T{\rm{D}}}^2}}{\rm{ }}\left( 1 \right)\)
+ Gia tốc trọng trường trên sao Hỏa: \({g_{SH}} = G\frac{{{M_{SH}}}}{{R_{SH}^2}}{\rm{ }}\left( 2 \right)\)
Lấy \(\frac{{\left( 1 \right)}}{{\left( 2 \right)}}\) ta được:
\(\begin{array}{l}\frac{g}{{{g_{SH}}}} = \frac{{{M_{T{\rm{D}}}}R_{SH}^2}}{{{M_{SH}}R_{T{\rm{D}}}^2}} = \frac{{{M_{T{\rm{D}}}}.0,{{53}^2}R_{T{\rm{D}}}^2}}{{0,1{M_{T{\rm{D}}}}.R_{T{\rm{D}}}^2}} = 2,809\\ \to {g_{SH}} = \frac{g}{{2,809}} = \frac{{9,8}}{{2,809}} = 3,49m/{s^2}\end{array}\)
Một viên đá đang nằm yên trên mặt đất, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào hòn đá có giá trị:
Ta có, viên đá nằm yên trên mặt đất => \(h{\rm{ }} = {\rm{ }}0\)
+ Trọng lượng của viên đá: \(P = G\frac{{mM}}{{{R^2}}}\)
+ Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào viên đá: \({F_{h{\rm{d}}}} = G\frac{{mM}}{{{R^2}}}\)
=> Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào hòn đá bằng với trọng lượng của hoàn đá
Ở trên mặt đất một vật có trọng lượng 9N. Khi chuyển vật tới một điểm cách tâm Trái Đất 3R (R là bán kính Trái Đất) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu ?
Vật ở trên mặt đất : \(P = G.\dfrac{{mM}}{{{R^2}}} = 9N\)
Khi chuyển vật tới một điểm cách tâm Trái Đất 3R :
\({P_h} = G.\dfrac{{mM}}{{{{\left( {3R} \right)}^2}}} = \dfrac{1}{9}G.\dfrac{{mM}}{{{R^2}}} = \dfrac{P}{9} = \dfrac{9}{9} = 1N\)
Một vật khối lượng 2 kg, ở trên mặt đất có trọng lượng 20N. Khi chuyển vật tới một điểm cách tâm Trái Đất 2R (R là bán kính của Trái Đất) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu?
Độ lớn của trọng lực: \(P = mg = G.\dfrac{{m.M}}{{{{\left( {R + h} \right)}^2}}}\)
Tại mặt đất: \(h = 0 \Rightarrow {P_1} = mg = G.\dfrac{{m.M}}{{{R^2}}}\)
Ở độ cao cách tâm Trái Đất một khoảng 2R: \( \Rightarrow h = R \Rightarrow {P_2} = mg = G.\dfrac{{m.M}}{{{{\left( {R + R} \right)}^2}}} = G.\dfrac{{m.M}}{{4{R^2}}}\)
Lấy: \(\dfrac{{{P_2}}}{{{P_1}}} = \dfrac{{G.\dfrac{{m.M}}{{4{R^2}}}}}{{G.\dfrac{{m.M}}{{{R^2}}}}} = \dfrac{1}{4} \Rightarrow {P_2} = \dfrac{{{P_1}}}{4} = \dfrac{{20}}{4} = 5N\)
Hai chất điểm có khối lượng lần lượt là \({m_1}\) và \({m_2}\) đặt cách nhau một đoạn \(r\) trong không khí. Khi khoảng cách giữa hai chất điểm giảm 4 lần thì lực hấp dẫn giữa chúng sẽ:
Ta có: \({F_{hd}} = \dfrac{{G{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}} \Rightarrow {F_{hd}} \sim \dfrac{1}{{{r^2}}}\)
\( \Rightarrow \) r giảm 4 lần thì lực hấp dẫn tăng 16 lần.