1. Lý thuyết
Bố cục bài văn nghị luận gồm có 3 phần:
- Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát).
- Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đonạ có một luận điểm phụ).
- Kết bài: Nêu kết luận ngằm khẳng định tư tưởng, quan điểm, thái độ của bài.
Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng.
2. Ví dụ
Đề bài: Nghị luận về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
+ Mở bài
“Uống nước nhớ nguồn,
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
– Hai câu nói này đã là hai câu nói mà chúng ta được dạy ngay từ khi còn nhỏ. Nó thể hiện sự biết ơn của con người đối với những người đã sinh thành dưỡng dục, chúng ta nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, đã tạo thành quả tốt đẹp cho chúng ta hôm nay được hưởng cuộc sống bình yên.
+ Thân bài:
– Giải thích nghĩa câu nói “Uống nước nhớ nguồn”. khi chúng ta đang khát gặp một nguồn suối mát trong, chúng ta vui mừng múc lên uống, trong giây phút hạnh phúc ấy chúng ta phải cảm thấy biết ơn dòng nước đầu nguồn đã đưa nước mát trong tới đây cho ta uống.
– Mở rộng ra trong cuộc sống con người hôm nay sinh ra đã sung sướng hơn thế hệ ông cha rất nhiều, vì chúng ta được thừa hưởng những thành quả lao động, thành quả đấu tranh của các thế hệ trước.
– Chúng ta ai sinh ra cũng đều có nguồn cội, có ông bà, tổ tiên, cha mẹ. Chúng ta được sinh ra có mặt ở trong cuộc đời này là do cha mẹ chúng a đã mang nặng đẻ đau, tạo nên hình hài cho chúng vì thế bậc làm con cần phải biết ơn đối với cha mẹ mình.
– Chúng ta cần làm gì để thể hiện sự nhớ nguồn của mình. Là con cái chúng ta cần chăm ngoan học giỏi, biết vâng lời cha mẹ. Sau này, khi ta lớn lên, cha mẹ thì già yếu trách nhiệm của con cái là phải phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ đó mới là đạo lý làm người.
– Mở rộng hơn trong cuộc sống xã hội ngày nay nhiều bậc con cái sẵn sàng đuổi cha mẹ già yếu ra đường, sau khi đã lấy hết tiền bạc của cải của cha mẹ dành dụm được.
– Liên hệ với bản thân khi đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường học được nhiều điều hay, cần biết ơn thầy cô đã dìu dắt, dạy dỗ chúng ta thành tài, chúng ta phải biết tôn sư trọng đạo, hiếu lễ với thầy cô.
– Đối với xã hội: Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.
+ Kết bài
– Mỗi chúng ta là những mầm non tương lai chúng ta cần phải biết tiếp thu truyền thống quý báu mà ông ta để lại là “uống nước nhớ nguồn”.
– Bản thân phải rèn luyện để xây dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp, vững mạnh trở thành một con rồng châu á.