Trả lời câu 1 (trang 111, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
- Nhà thơ đứng ngắm thác từ phía xa và ở một vị trí thấp hơn nhiều so với chiều cao của thác.
- Lợi thế:
+ Thác núi Lư từ trên cao ba ngàn thước đổ xuống nên phải có điểm nhìn xa như thế mới thấy toàn cảnh.
+ Trước mắt ông thác treo (quải) như dòng sông dựng ngược. Nét đặc biệt ở đây là dùng chiều dài để tả chiều cao và tĩnh hóa cái động.
Trả lời câu 2 (trang 111, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
- Câu thơ thứ nhất miêu tả thác nước khi được mặt trời chiếu rọi ánh nắng sinh ra những khói tía huyền ảo.
- Câu thơ đầu tả núi Hương Lô có tác dụng làm phông nền cho hình ảnh của thác nước được miêu tả cụ thể ở ba câu tiếp theo.
Trả lời câu 3 (trang 111, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Những vẻ đẹp khác nhau của thác được miêu tả trong ba câu tiếp:
- Câu thơ thứ hai: dòng thác như treo trên dòng sông phía trước.
- Câu thơ thứ ba: miêu tả thác nước với tốc độ mạnh, độ cao ngút và dốc thẳng, khung cảnh trở nên hùng vĩ, mãnh liệt.
- Câu thơ cuối: lối nói phóng đại nhưng vẫn tạo nên một hình ảnh chân thực, dòng nước cao, mạnh, sự so sánh lột tả hết sức mạnh nên thơ, như thực mà lạ thường.
Trả lời câu 4 (trang 112, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả ta có thể thấy:
- Nhà thơ Lí Bạch có một tình cảm bao la, cảm xúc sâu lắng phát xuất từ tình yêu thiên nhiên say đắm mãnh liệt.
- Tâm hồn lãng mạn và bay bổng, phóng khoáng, biểu lộ ước vọng mạnh mẽ về lẽ sống của ông.
Trả lời câu 5 (trang 112, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Về hai cách hiểu câu thứ hai:
- Ở bản dịch nghĩa: Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước.
- Ở chú thích: “Đứng trông dòng thác giống như một dòng sông treo trước mặt”.
Cách hiểu thứ hai bay bổng hơn, lãng mạn hơn nên được nhiều người thích hơn.