Trả lời câu 1 (trang 55, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
- Luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu: “Sự nhất quán giữa hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác”.
- Tác giả đã chứng minh sự giản dị của Bác ở những phương diện:
+ Bữa ăn hằng ngày
+ Nhà ở
+ Việc làm
+ Lời nói, bài viết.
Trả lời câu 2 (trang 55, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
Bố cục gồm 2 đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”): Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác.
- Đoạn 2 (Còn lại): Tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm.
Trả lời câu 3 (trang 55, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
Nghệ thuật chứng minh của tác giả trong đoạn văn “Con người của Bác … Nhất, Định, Thắng, Lợi”:
- Nghệ thuật chứng minh: tác giả đưa ra hệ thống luận cứ toàn diện, dẫn chứng cụ thể, xác thực và phong phú.
- Những chứng cứ ở đoạn này giàu sức thuyết phục vì hệ thống luận cứ toàn diện: từ bữa ăn, nhà ở, việc làm đến cách nói, cách viết. Điều này cho thấy, tác giả đã có thời gian sống gần Bác, có mối quan hệ gần gũi mới viết được một cách xác thực như vậy.
Trả lời câu 4 (trang 55, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
Những phép lập luận trong đoạn văn: “Bác Hồ sống đời sống giản dị … cao đẹp nhất”:
- Giải thích: “bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú…”
- Bình luận: “Đời sống vật chất giản dị … cao đẹp nhất”.
Trả lời câu 5 (trang 55, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài viết này là:
- Luận điểm ngắn gọn, tập trung.
- Luận cứ xác đáng, toàn diện.
- Luận chứng phong phú, cụ thể.