I. ĐIỆP NGỮ VÀ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆP NGỮ
1.
- Ở khổ thơ đầu bài thơ “Tiếng gà trưa” có từ nghe, khổ cuối có từ vì được lặp đi lặp lại
- Cả hai khổ: tiếng gà , cục tác, tuổi thơ.
2. Lặp đi lặp lại như vậy nhằm gây ấn tượng mạnh, tạo nhịp điệu cho bài thơ.
I. CÁC DẠNG ĐIỆP NGỮ
- Điệp ngữ trong khổ thơ đầu “Tiếng gà trưa” là điệp nối tiếp:
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
- Ví dụ a: Điệp ngữ nối tiếp
- Ví dụ b: Điệp ngữ chuyển tiếp (vòng tròn).
III. LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 153, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
- Đoạn văn của Hồ Chí Minh có điệp ngữ: Một dân tộc đã gan góc, năm nay, dân tộc đó phải được.
⟹ Tác giả muốn nhấn mạnh: tinh thần đấu tranh của dân tộc ta và sự xứng đáng được hưởng những quyền độc lập, tự do của dân tộc ấy.
- Trong bài ca dao có điệp ngữ: trông, đi cấy
⟹ Nhấn mạnh công việc cùng sự vất vả cực nhọc của người nông dân 2. Tìm điệp ngữ và nói rõ dạng điệp ngữ:
Trả lời câu 2 (trang 153, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Các điệp ngữ:
- xa nhau … xa nhau: điệp ngữ cách quãng
- một giấc mơ … một giấc mơ: điệp ngữ nối tiếp.
Trả lời câu 3 (trang 153, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
a) Việc lặp đi lặp lại một số từ ngữ không có tác dụng biểu cảm.
b) Sửa lại: Phía sau nhà em có một mảnh vườn trồng rất nhiều hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng, hoa lay ơn. Ngày phụ nữ quốc tế, em hái hoa tặng mẹ và chị.
Trả lời câu 4 (trang 153, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Quê hương – hai tiếng yêu thương mà ai đi xa cũng đều mong nhớ hướng về. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, đã nuôi dưỡng em những ngày thơ bé. Quê hương - nơi em có một gia đình hạnh phúc luôn đầy ắp tiếng cười. Nơi ấy có tiếng nói hiền từ, nụ cười ấm áp của bà luôn chờ em mỗi buổi chiều tan học. Quê hương còn là nơi em có những người bạn thân thiết, gắn bó. Mỗi buổi chiều muộn trên triền đê, lũ trẻ con chúng em thường nô đùa và thả diều bên dòng sông nước trong lành ngọt mát.