1. Tiểu sử
- Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh.
- Quê quán: quê gốc ở thôn Chi Ngại, xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương; sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
- Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn bên cạnh Lê Lợi. Nguyễn Trãi trở thành một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có. Nhưng cuối cùng, ông bị giết oan khốc và thảm thương vào năm 1442 và mãi đến năm 1464, mới được vua Lê Thành Tông rửa oan.
- Ông đế lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú, trong đó có “Bình ngô đại cáo”, “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”, “Quân trung từ mệnh tập”.
- Ông là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới (năm 1980).
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
Nguyễn Trãi là Nhà ngoại giao, Nhà chính trị, Nhà thơ, Nhà địa lí học tài ba. Trong mảng văn học, dù nhiều tác phẩm của ông đã bị tiêu hủy, nhưng những tác phẩm tìm thấy đều để lại giá trị lớn trên văn đàn.
- Văn chính luận: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo. Một số bài chiếu, biểu viết dưới thời Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông (1433 - 1442).
- Thơ phú: Ức trai thi tập, Quốc âm thi tập. Sách Luật thư, 6 quyển, nay không còn, được Nguyễn Trãi soạn vào khoảng thời gian 1440 - 1441.
b. Phong cách nghệ thuật
- Nguyễn Trãi được coi là một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam, tư tưởng của ông là sản phẩm của nền văn hóa Việt Nam thời đại nhà Hậu Lê khi mà xã hội Việt Nam đang trên đà phát triển, đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.