Trả lời câu 1 (trang 62, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương: tình cảm, lòng thương người, rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài.
Trả lời câu 2 (trang 62, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
Hoài Thanh viết : “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống … tạo ra sự sống…”:
- Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng: Qua văn chương, ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt xưa và biết được cuộc sống của các nước khác nhau trên thế giới.
- Văn chương còn sáng tạo ra sự sống: Văn chương dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có hoặc chưa cần đến để mọi người phấn đấu biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai
Trả lời câu 3 (trang 62, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là: giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha; giúp con người có khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp.
Trả lời câu 4 (trang 62, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
a) Văn bản “Ý nghĩa văn chương” thuộc loại văn nghị luận văn chương vì nó bàn đến ý nghĩa, công dụng của văn chương.
b) Đặc sắc văn nghị luận của Hoài Thanh là vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc, hình ảnh và dẫn chứng.
Ví dụ: Đoạn mở đầu: “Người ta kể chuyện đời xưa … nguồn gốc của thi ca”.