1. Lý thuyết
- Dấu chấm lửng được dùng để:
+ Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;
+ Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;
+ Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
- Dấu chấm phẩy được dùng để:
+ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp;
+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
2. Ví dụ
a. Dấu chấm lửng:
VD 1: Trưởng em trồng rất nhiều loại hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa giấy,…
VD 2:
Quan lớn đỏ mặt tía tai quay ra quát rằng:
- Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy?
b. Dấu chấm phẩy:
VD 1: Chèo có một số loại nhân vật truyền thống với những đặc trưng tính cách riêng như: thư sinh thì nho nhã, điềm đạm; nữ chính: đức hạnh, nết na; nữ lệch: lẳng lơ, bạo dạn;…
VD 2: Phải thực hiện bằng được chủ trương hoàn chỉnh các hệ thống thuỷ nông; đẩy mạnh tốc độ cơ giới hoá nông nghiệp; đẩy mạnh cải tạo giống gia súc và cây trồng nhằm thực hiện thâm canh trên toàn bộ diện tích trồng trọt.