Soạn bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm siêu ngắn

I. NHỮNG CÁCH LẬP Ý THƯỜNG GẶP CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM

1. Liên hệ hiện tại và tương lai

   Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hóa đã gợi cho tác giả nghĩ tới sự gắn bó mật thiết, sự trường tồn của tre với đời sống, với nhân dân trong tương lai sắt, thép, xi măng.

   Tác giả đã biểu cảm trực tiếp bằng biện pháp: miêu tả, so sánh, liên tưởng, phân tích.

2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ hiện tại

   Tác giả đã say mê con gà đất: đó là một trò chơi tuổi thơ rất kì diệu, mang màu sắc lung linh của tâm tưởng nhớ nhung.

   Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên suy nghĩ sâu sắc của tác giả: đồ chơi không phải là những sự vật vô tri vô giác bởi chúng có linh hồn và nhờ chúng mà con người có khát vọng hướng tới cái đẹp .

3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn và mong ước

a) Trí tưởng tượng đã giúp người viết bày tỏ lòng yêu mến với cô giáo bằng những cảm xúc mạnh mẽ, ấn tượng sâu sắc, đặc biệt là qua những kỉ niệm được khơi gợi lại.

b) Việc liên tưởng từ Lũng Cú, cực bắc của Tổ quốc tới Cà Mau, cực nam Tổ quốc đã thể hiện tình cảm yêu đất nước, sự gắn bó và ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc của tác giả.

4. Quan sát, suy ngẫm

   Quan sát giúp miêu tả chân thực sự hi sinh thầm lặng của người mẹ, qua đó cho thấy nỗi xót xa, ân hận về những lỗi lầm và sự vô tâm tác giả đối với mẹ.

II. LUYỆN TẬP

Trả lời câu 1 (trang 121, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

Đề a: Cảm xúc về vườn nhà (Tham khảo SGK trang 122)

Đề b: Cảm xúc về con vật nuôi (con bò, con chó, con mèo,…)

1. Mở bài: Giới thiệu con vật nuôi em yêu thích (con mèo)

2. Thân bài:

- Kể lại hoàn cảnh nuôi mèo

   + Đó là giống mèo tam thể.

   + Bà ngoại tặng cho em.

   + Năm nay nó tròn 1 tuổi.

   + Tên chú mèo.

- Tả chi tiết con mèo:

   + Dáng nó nhỏ nhắn, uyển chuyển, rất đáng yêu.

   + Bộ lông mềm mại với ba màu: trắng, vàng, cam tuyệt đẹp.

   + Đôi mắt  xoe tròn, màu xanh trong, lấp lánh.

   + Mũi lúc nào cũng ươn ướt.

   + Tả thêm các chi tiết như: bộ râu, đôi chân, cái đuôi,…

- Hoạt động: Bắt chuột, khi ăn uống, khi nghịch ngợm, khi ngủ, …

- Tính cách: tinh nghịch, hiền lành, lanh lợi.

- Kể một kỉ niệm của em với mèo.

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với chú mèo đó.

- Con mèo cũng có đời sống tình cảm. Nó biết cư xử tốt với mọi người.

Đề c: Cảm xúc về người thân (Tham khảo SGK trang 122)

Đề d: Cảm nghĩ về mái trường:

1. Mở bài: giới thiệu về ngôi trường

2. Thân bài:

- Ngôi trường đó ở đâu? Gồm có mấy dãy nhà.

- Mỗi nơi để lại cho em cảm xúc gì?

(Kỉ niệm về một nơi trong trường)

- Công việc chăm sóc và bảo vệ ngôi trường như thế nào?

3. Kết bài: Cảm xúc của em về mái trường thân thương đó.