I. THẾ NÀO LÀ QUAN HỆ TỪ?
1. Các quan hệ từ đó là:
a) của
b) như
c) bởi … nên
d) mà, của, nhưng
2. Tác dụng liên kết của các quan hệ từ trên:
- của: biểu thị quan hệ sở hữu giữa đồ chơi và chúng tôi.
- như: biểu thị quan hệ so sánh giữa người và hoa.
- bởi … nên: biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả (ăn uống điều độ - chóng lớn).
- nhưng: biểu thị mối quan hệ đối nghịch giữa mẹ thường… và hôm nay…
II. SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ
1.
- Trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ: b, d, g, h.
- Trường hợp không bắt buộc phải có quan hệ từ: a, c, e, i.
2. Các cặp quan hệ từ là:
Nếu … thì …
Vì … nên …
Tuy … nhưng …
Hễ … thì …
Sở dĩ … là vì …
3. Đặt câu:
- Nếu trời nắng thì mẹ sẽ phơi thóc.
- Vì Nam lười học nên bạn ấy bị điểm kém.
- Tuy nhà xa nhưng bạn Lan luôn đi học đúng giờ.
- Hễ gió thổi mạnh thì diều sẽ bay cao.
- Sở dĩ Lan học giỏi là vì bạn ấy chăm học.
III. LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 98, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Các quan hệ từ lần lượt là: của, còn, còn, với, như, của, và, như, nhưng, như, của, nhưng, như, cho.
Trả lời câu 2 (trang 98, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Điền lần lượt các quan hệ từ: với, và, với, với, nếu, thì, và.
Trả lời câu 3 (trang 98, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Trả lời câu 4 (trang 99, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Gợi ý:
Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp, để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.
Trả lời câu 5 (trang 99, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Hai câu có ý nghĩa khác nhau
- Nó gầy nhưng khỏe: chấp nhận sức khỏe của nó.
- Nó khỏe nhưng gầy: tỏ ý chê vóc dáng gầy của nó.