I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẠNG NGỮ
1. Xác định trạng ngữ:
- Dưới bóng tre xanh
- đã từ lâu đời
- đã mấy nghìn năm
- đời đời, kiếp kiếp
- từ nghìn đời nay.
2. Trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho câu những nội dung:
- Dưới bóng tre xanh => trạng ngữ chỉ nơi chốn (rõ về không gian).
- đã từ lâu đời => trạng ngữ chỉ thời gian
- đã mấy nghìn năm => trạng ngữ chỉ thời gian
- đời đời, kiếp kiếp => trạng ngữ chỉ thời gian
- từ nghìn đời nay => trạng ngữ chỉ thời gian
3. Có thể chuyển những trạng ngữ trên sang đầu câu, giữa câu, cuối câu.
II. LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 39, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
a) Mùa xuân, … mùa xuân => chủ ngữ, vị ngữ.
b) Mùa xuân => trạng ngữ
c) mùa xuân => bổ ngữ
d) Mùa xuân! => Câu đặc biệt.
Trả lời câu 2 (trang 40, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
Các trạng ngữ:
a)
- Như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết => trạng ngữ cách thức.
- Khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc … tươi => trạng ngữ chỉ thời gian.
- Trong cái vỏ xanh kia => trạng ngữ địa điểm.
- Dưới ánh nắng => trạng ngữ nơi chốn.
Với khả năng thích ứng…đây => trạng ngữ cách thức.
Trả lời câu 3 (trang 40, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
Một số loại trạng ngữ khác mà em biết: trạng ngữ chỉ phương tiện, trạng ngữ chỉ nguyên nhân, mục đích, …
Ví dụ:
(1) Bằng chất giọng hát thiên phú, anh ấy đã khiến sân khấu trở nên bừng sáng.
=> Bằng chất giọng thiên phú: trạng ngữ chỉ phương tiện.
(2) Để học giỏi môn Toán, chúng ta cần phải chăm chỉ làm bài.
=> Để học giỏi môn Toán: trạng ngữ chỉ mục đích.