I. CÁC BƯỚC TẠO LẬP VĂN BẢN
1.
- Người ta có nhu cầu tạo lập ra văn bản khi: người ta muốn giao tiếp.
- Điều thôi thúc người ta viết thư là để trình bày, giải thích, giới thiệu, đề bạt một nguyện vọng nào đó.
2. Phải xác định rõ: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào?
3. Sau khi xác định 4 vấn đề trên, ta cần phải tìm ý và sắp xếp một cách có trật tự các ý đó.
4. Chỉ có ý và dàn bài thì chưa tạo thành văn bản. Văn bản cần đạt được những yêu cầu sau:
+ Đúng chính tả
+ Đúng ngữ pháp
+ Dùng từ chính xác
+ Sát với bố cục
+ Có tính liên kết
+ Có mạch lạc
+ Lời văn trong sáng
5. Có thể coi văn bản cũng là một sản phẩm cần được kiểm tra sau khi hoàn thành. Khi kiểm tra, cần chú ý:
+ Nội dung có đi đúng hướng không?
+ Bố cục chặt chẽ chưa?
+ Diễn đạt có gì sai sót?
II. LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 46, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
a) Điều mà em nói rất cần thiết.
b) Em có quan tâm đến việc viết cho ai. Việc quan tâm ấy có ảnh hưởng đến dùng từ (viết cho bạn có thể dùng từ ngữ suồng sã, hàng ngày còn viết cho thầy, cô giáo nên dùng nhưng từ lịch sự, trang trọng).
c) Em có lập dàn bài khi làm văn. Nếu xây dựng bố cục tốt và chi tiết thì các ý trong bài sẽ liên kết chặt chẽ và hay hơn.
d) Sau khi hoàn thành bài văn, em thường kiểm tra lại bài. Việc kiểm tra, sửa chữa bài viết có tác dụng tìm ra các lỗi sai và để bài viết hoàn chỉnh hơn nữa.
Trả lời câu 2 (trang 46, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
a) Bạn ấy cần phải bổ sung thêm những kinh nghiệm để các bạn khác học tập tốt hơn.
b) Đối tượng giao tiếp ở đây đã được xã định đúng và hợp lí, phải xưng hô: tôi với các bạn.
Trả lời câu 3 (trang 46, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
a) Dàn bài không cần viết thành những câu trọn vẹn, đúng ngữ pháp, không cần liên kết chặt chẽ.
b) Phân biệt mục lớn nhỏ bằng cách đặt các số La Mã, hay là bằng số, chữ cái…
Muốn biết các mục đã đủ ý chưa thì ta cần phải viết đúng thứ tự các ý và kiểm tra lại sau khi hoàn thành.
Trả lời câu 4 (trang 47, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Viết cho bố nói về nỗi ân hận của En-ri-cô: