I. LUẬN ĐIỂM, LUẬN CỨ VÀ LẬP LUẬN
1. Luận điểm
- Trong văn bản “Chống nạn thất học”:
- Luận điểm chính: chống nạn thất học, được trình bày dưới dạng nhan đề.
- Các câu văn cụ thể hóa ý chính:
+ Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí.
+ Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình … biết viết chữ Quốc ngữ.
- Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối.
- Muốn có sức thuyết phục luận điểm cần phải đạt yêu cầu: phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế.
2. Luận cứ
- Các luận cứ:
+ Nguyên nhân của việc thất học: do chính sách ngu dân.
+ Sự cần thiết của việc chống lại thất học: vì nay nước ta đã được độc lập, mọi người hiểu biết về quyền lợi của mình …
+ Cách chống nạn thất học: những người đã biết dạy cho những người chưa biết chữ, người chưa biết hãy gắng sức mà học.
- Những luận cứ đóng vai trò là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.
- Muốn có sức thuyết phục thì luận cứ cần phải: chân thật, đúng đắn, tiêu biểu.
3. Lập luận
- Trình tự lập luận của văn bản “Chống nạn thất học”: từ tình trạng đến yêu cầu và cách chống nạn thất học.
+ Vì sao phải chống lại nạn thất học?
+ Chống nạn thất học để làm gì?
+ Chống nạn thất học bằng cách nào?
- Ưu điểm của lập luận: chặt chẽ, hợp lí, giàu sức thuyết phục.
II. LUYỆN TẬP
Trong văn bản “Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội”:
* Luận điểm: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.
* Luận cứ:
- Luận cứ 1: Có thói quen tốt và xấu.
- Luận cứ 2: Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên khó bỏ, khó sửa.
- Luận cứ 3: Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiềm thói quen xấu thì dễ.
* Lập luận:
- Luôn dậy sớm … là thói quen tốt.
- Hút thuốc lá … là thói quen xấu.
- Một thói quen xấu ta thường hay gặp hằng ngày …
- Cho nên mỗi người, mỗi gia đình …