I. MẠCH LẠC VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
1. Mạch lạc trong văn bản
a) Mạch lạc trong văn bản là:
- Tuần tự đi khắp các phần, các đoạn trong văn bản;
- Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn.
b) Tán thành với ý kiến vì các câu, các ý xoay quanh một chủ đề, một ý chung.
2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc:
a.)Toàn bộ sự việc trong văn bản xoay quanh những sự việc chính: sự chia tay và những con búp bê. Hai anh em Thành và Thủy là 2 nhân vật chính.
b) Các từ ngữ biểu thị ý không muốn phân chia chính là vấn đề chủ yếu liên kết các sự việc nêu trên thành một thể thống nhất. Đó được xem là mạch lạc của văn bản.
c) Các đoạn được nối với nhau theo mối liên hệ:
- Hiện tại – quá khứ: mối liên hệ tâm lí.
- Việc ở nhà - ở trường: mối liên hệ không gian.
- Kể chuyện hôm qua – sáng nay: mối liên hệ thời gian.
- Kể về tâm trạng của anh em với cảnh vật thiên nhiên: mối liên hệ tương phản.
- Cảnh chia đồ chơi: mối liên hệ tương đồng.
⟹ Những mối liên hệ giữa các đoạn ấy có tự nhiên và và hợp lí.
II. LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 32, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Tính mạch lạc của:
a) Văn bản “Mẹ tôi”
- Chủ đề xuyên suốt: ca ngợi lòng yêu thương, đức hi sinh của mẹ dành cho con.
- Trình tự văn bản xoay quanh thể hiện chủ đề một cách liên tục, rất mạch lạc:
+ bố đau lòng vì con thiếu lễ độ với mẹ.
+ bố nói về mẹ.
+ bố khuyên con xin lỗi mẹ một cách thành khẩn.
b)
(1) Lão nông và các con
- Chủ đề chính: ca ngợi lao động là vàng.
- Bố cục ba phần nhất quán, rõ ràng:
+ Mở đoạn (2 câu đầu ): giá trị của lao động.
+ Thân đoạn (Tiếp … đến “bội thu”): hành trình lao động.
+ Kết đoạn (Còn lại): kho vàng có được là nhờ sức lao động của con người.
(2)
- Chủ đề xuyên suốt: Sắc vàng trù phú ở làng quê.
- Bố cục ba phần:
+ Mở bài (Câu 1): giới thiệu về màu vàng khác nhau của làng quê.
+ Thân bài (Tiếp … đến “vàng mới”): thể hiện phong phú của màu vàng ở các sự vật.
+ Kết bài (2 câu còn lại): cảm nhận và nhận xét về sắc vàng đó.
Trả lời câu 2 (trang 33, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả đã không thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của người lớn. Theo em, như vậy câu chuyện không thiếu mạch lạc vì:
- Vấn đề xuyên suốt tác phẩm là sự chia tay của anh em Thành Thủy và những con búp bê.
- Thêm chuyện của người lớn vào thì nội dung truyện sẽ bị phân tán làm giảm đi sự thống nhất chủ đề.
II. LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 32, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Tính mạch lạc của:
a) Văn bản “Mẹ tôi”
- Chủ đề xuyên suốt: ca ngợi lòng yêu thương, đức hi sinh của mẹ dành cho con.
- Trình tự văn bản xoay quanh thể hiện chủ đề một cách liên tục, rất mạch lạc:
+ bố đau lòng vì con thiếu lễ độ với mẹ.
+ bố nói về mẹ.
+ bố khuyên con xin lỗi mẹ một cách thành khẩn.
b)
(1) Lão nông và các con
- Chủ đề chính: ca ngợi lao động là vàng.
- Bố cục ba phần nhất quán, rõ ràng:
+ Mở bài (2 câu đầu ): giá trị của lao động.
+ Thân bài (Tiếp … đến “bội thu”): hành trình lao động.
+ Kết bài (Còn lại): kho vàng có được là nhờ sức lao động của con người.
(2)
- Chủ đề xuyên suốt: Sắc vàng trù phú ở làng quê.
- Bố cục ba phần:
+ Mở đoạn (Câu 1): giới thiệu về màu vàng khác nhau của làng quê.
+ Thân đoạn (Tiếp … đến “vàng mới”): thể hiện phong phú của màu vàng ở các sự vật.
+ Kết đoạn (2 câu còn lại): cảm nhận và nhận xét về sắc vàng đó.
Trả lời câu 2 (trang 33, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả đã không thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của người lớn. Theo em, như vậy câu chuyện không thiếu mạch lạc vì:
- Vấn đề xuyên suốt tác phẩm là sự chia tay của anh em Thành Thủy và những con búp bê.
- Thêm chuyện của người lớn vào thì nội dung truyện sẽ bị phân tán làm giảm đi sự thống nhất chủ đề.