I. TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BIỂU CẢM
1. Đọc đoạn văn Tấm gương và trả lời câu hỏi:
a) Bài văn “Tấm gương” ngợi ca tính trung thực, phê phán những kẻ dối trá, xu nịnh.
b) Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả không miêu tả một tấm gương cụ thể nào mà chỉ mượn cái gương nói chung để bộc lộ suy nghĩ và tình cảm của mình về một thái độ sống đúng đắn mà thôi.
c)
- Bố cục gồm 3 phần:
+ Mở bài: Từ đầu đến “sinh ra nó”
+ Thân bài: Tiếp đến “mà lòng không hổ thẹn”
+ Kết bài: Còn lại
- Phần mở bài nêu lên phẩm chất trung thực của tấm gương, kết bài khẳng định lại chủ đề ấy một lần nữa.
- Phần thân bài nêu những ý:
+ Tính chất thật thà, trung thực của gương.
+ Việc soi gương của mọi người.
+ Liên hệ với Mạc Đĩnh Chi và Trương Chi.
+ Cần phải có một tâm hồn đẹp.
- Những ý đó gắn bó mật thiết với chủ đề để làm nổi bật chủ đề.
d) Tình cảm và sự đánh giá của tác giả rất rõ ràng và chân thực. Điều đó làm cho bài văn giàu sức gợi, chân thành và có giá trị.
2. Trả lời câu hỏi:
- Đoạn văn biểu hiện tình cảm cô đơn, cầu mong một sự đồng cảm và giúp đỡ.
- Tình cảm được thể hiện một cách trực tiếp.
- Dấu hiệu:
+ Lời hô gọi tha thiết: Mẹ ơi!
+ Lời than: Con khổ quá mẹ ơi!
II. LUYỆN TẬP
Trả lời câu hỏi (trang 87, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
a)
- Bài văn bày tỏ nỗi buồn nhớ khi phải xa trường, xa bạn.
- Tác giả không tả hoa phượng như một loài hoa nở vào mùa hè mà chỉ mượn hoa phượng để nói đến những cuộc chia li.
- Tác giả gọi hoa phượng là hoa - học - trò vì hoa phượng gắn với gắn liền với nỗi niềm của tuổi học trò, hoa phượng nở báo hiệu hè đến, dấu hiệu của sự chia tay.
b) Mạch ý của bài văn:
Đoạn 1: Phượng khơi gợi những nỗi niềm chia xa trong lòng người.
Đoạn 2: Phượng một mình
Đoạn 3: Phượng khóc vì thời gian dài đằng đẵng.
c) Bài văn vừa biểu cảm trực tiếp lại vừa gián tiếp.