Trả lời câu 1 (trang 151, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
- Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ tiếng gà buổi trưa, một âm thanh quen thuộc, bình dị mà tác giả nghe được trên đường hành quân.
- Mạch cảm xúc trong bài thơ đi từ hiện tại – quá khứ – tương lai.
Trả lời câu 2 (trang 151, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
- Những hình ảnh và kỉ niệm trong tuổi thơ đã được gợi lại từ tiếng gà trưa:
+ Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.
+ Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.
+ Hình ảnh bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu từng quả trứng để có tiền mua cho cháu bộ quần áo mới.
- Biểu hiện tình cảm đó là: tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một đứa trẻ và tình cảm yêu quý, trân trọng của người bà dành cho đứa cháu.
Trả lời câu 3 (trang 151, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Cảm nhận về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu:
- Bà hiện lên với hình ảnh chịu thương chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống nhiều vất vả, lo toan.
- Tình cảm bà cháu thật sâu nặng, thiêng liêng tha thiết, không dễ gì quên được. Chính vì vậy, người cháu đi xa vẫn luôn luôn nhớ về những kỉ niệm đẹp đó.
Trả lời câu 4 (trang 151, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
- Bài thơ làm theo thể 5 tiếng nhưng có những chỗ biến đổi khá linh hoạt về số câu trong mỗi khổ, cách gieo vần phù hợp với tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Câu thơ "Tiếng gà trưa" được lặp lại 4 lần, mở đầu cho 4 đoạn thơ. Mỗi lần lặp lại, câu thơ lại gợi ra một hình ảnh trong kỉ niệm thời thơ ấu, nó vừa như một sợi dây liên kết các hình ảnh ấy, lại vừa như điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình.