Giáo án Toán 1 bài 3: Hình vuông, hình tròn mới nhất

BÀI 3: HÌNH VUÔNG – HÌNH TRÒN

I. MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh:

+ Nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông, hình tròn.

+ Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Một số hình vuông, hình tròn bằng bìa có kích thước, màu sắc khác nhau. Một số vật thật có mặt là hình vuông, hình tròn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1. Ổn Định:

- Hát – chuẩn bị Sách Giáo khoa. Hộp thực hành

2. Kiểm tra bài cũ:

- Tiết trước em học bài gì?

- So sánh số cửa sổ và số cửa đi ở lớp học em thấy thế nào?

- Số bóng đèn và số quạt trong lớp ta, số lượng vật nào nhiều hơn, ít hơn ?

- Nhận xét bài cũ – Ktcb bài mới

3. Bài mới: Giới thiệu và ghi đầu bài

TG

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1: Giới thiệu hình

Mt: Học sinh nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông, hình tròn

- Giáo viên đưa lần lượt từng tấm bìa hình vuông cho học sinh xem rồi đính lên bảng. Mỗi lần đưa 1 hình đều nói đây là hình vuông

- Giáo viên đính các hình vuông đủ màu sắc kích thước khác nhau lên bảng hỏi học sinh đây là hình gì?

- Giáo viên xê dịch vị trí hình lệch đi ở các góc độ khá nhau và hỏi Còn đây là hình gì ?

+ Giới thiệu hình tròn và cho học sinh lặp lại

- Đính 1 số hình tròn có đủ màu sắc và vị trí, kích thước khác nhau

Hoạt động 2: Làm việc với Sách Giáo khoa

Mt: Nhận dạng hình qua tranh vẽ, qua bộ đồ dùng học toán 1, qua các vật thật

- Yêu cầu học sinh lấy các hình vuông, hình tròn trong bộ thực hành toán để lên bàn

- Giáo viên chỉ định học sinh cầm hình lên nói tên hình

- Cho học sinh mở sách Giáo khoa nêu tên những vật có hình vuông, hình tròn

- Thực hành:

+ Học sinh tô màu hình vuông, hình tròn vào vở bài tập toán

+ Giáo viên đi xem xét hướng dẫn học sinh yếu

- Nhận dạng hình qua các vật thật

+ Giáo viên cho học sinh tìm xem trong lớp có những đồ vật nào có dạng hình vuông, hình tròn

+ Giáo viên nhận xét tuyên dương học sinh

- Học sinh quan sát lắng nghe

- Học sinh lặp lại hình vuông

- Học sinh quan sát trả lời

- Đây là hình vuông

- Học sinh cần nhận biết đây cũng làhình vuông nhưng được đặt ở nhiều vị trí khác nhau.

- Học sinh nêu: đây là hình tròn

- Học sinh nhận biết và nêu được tên hình

- Học sinh để các hình vuông, tròn lên bàn. Cầm hình nào nêu được tên hình đó ví dụ:

+ Học sinh cầm và đưa hình vuông lên nói đây là hình vuông

+ Học sinh nói với nhau theo cặp

+ Bạn nhỏ đang vẽ hình vuông

+ Chiếc khăn tay có dạng hình vuông

+ Viên gạch lót nền có dạng hình vuông

+ Bánh xe có dạng hình tròn

+ Cái mâm có dạng hình tròn

+ Bạn gái đang vẽ hình tròn

- Học sinh biết dùng màu khác nhau để phân biệt hình vuông, hình tròn.

- Mặt đồng hồ có dạng hình tròn, quạt treo tường có dạng hình tròn, cái mũ có dạng hình tròn.

- Khung cửa sổ có dạng hình vuông, gạch hoa lót nền có dạng hình vuông, bảng cài chữ có dạng hình vuông…v.v.

4. Củng cố dặn dò:

- Em vừa học bài gì?

- Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về hoàn thành bài tập (nếu có)

- Xem trước bài hôm sau – khen ngợi học sinh hoạt động tốt

5. Rút kinh nghiệm