Giáo án Toán 1 bài 18: Trừ các số tròn chục mới nhất

BÀI 18: TRỪ CÁC SỐ TRÒN CHỤC

I. Mục tiêu

- Giúp học sinh biết làm tính trừ hai số tròn chục trong phạm vi 100. Đặt tính, thực hiện phép tính.

- Giúp học sinh tập trừ nhẩm hai số tròn chục ( trong phạm vi 100). Củng cố về giải toán có lời văn.

- Giáo dục học sinh tính chính xác và khoa học.

II. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: Các bó que tính, phiếu bài tập.

- Học sinh: Bảng con.

III. Các hoạt động dạy – học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ổn định lớp

- Yêu cầu học sinh hát.

2. Kiểm tra bài cũ

- Tiết trước các em đã học bài gì?

- Yêu cầu 2 HS làm trên bảng lớp, còn HS dưới lớp lấy bảng con thực hiện bài tập sau:

Đặt tính rồi tính:

40 + 20

60 + 30

- GV mời HS dưới lớp nhận xét bài làm của 2 HS trên bảng.

- GV nhận xét bài và đánh giá chung.

3. Dạy bài mới

HĐ1: Giới thiệu bài

- Tiết trước, các em đã được học luyện tập về phép cộng các số tròn chục. Vậy phép trừ các số tròn chục được thực hiện như thế nào, các em sẽ cùng cô tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay. Đó là bài “Trừ các số tròn chục”.

- GV ghi đầu bài lên bảng.

HĐ2: Giới thiệu cách trừ hai số tròn chục

   Bước 1: Hướng dẫn phép trừ 50 – 20

- GV lấy 1 bó chục và yêu cầu HS cho biết số que tính trên tay GV.

- GV giảng: Trên tay cô có 10 que tính, cô bó lại thành 1 chục. Vậy 1 chục bằng bao nhiêu que tính?

- GV lấy 5 bó chục que tính. Hỏi HS:

+ Trên tay cô có tổng cộng bao nhiêu bó chục?

+ 5 bó chục là bao nhiêu que tính?

+ 50 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

- GV viết 5 vào cột chục, 0 vào cột đơn vị.

- GV lấy ra 2 chục que tính. Hỏi HS:

+ Cô vừa bỏ đi mấy bó chục?

+ 2 bó chục tương ứng với mấy que tính?

+ 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?

- GV viết 2 vào cột chục, 0 vào cột đơn vị.

- GV hỏi tiếp: Sau khi tách ra 20 que tính thì còn lại bao nhiêu que tính?

- Như vậy, số que tính còn lại là 30 hay nói cách khác là còn lại 3 bó chục và 0 que rời. Chúng ta viết 3 ở cột chục và 0 ở cột đơn vị.

- Hãy đọc lại phép tính cho cô?

- Kết luận: Để biết sau khi lấy ra 20 que tính thì còn lại bao nhiêu que tính, chúng ta phải làm phép trừ: 50 – 20 = 30.

   Bước 2: Hướng dẫn kĩ thuật làm tính

- GV nêu: Vừa rồi chúng ta đã sử dụng que tính để tìm ra kết quả. Bây giờ, cô sẽ hướng dẫn các em cách đặt tính viết.

- Đặt tính :

+ Viết 50 rồi viết 20 sao cho số chục thẳng cột với số chục, số đơn vị thẳng cột với số đơn vị.

+ Viết dấu - .

+ Kẻ vạch ngang.

+ Tính ( trừ từ phải sang trái).

Ảnh đính kèm

0 trừ 0 bằng 0, viết số 0

5 trừ 2 bằng 3, viết số 3

Vậy:50 -20 = 30

- Gọi một số HS nêu lại cách trừ như trên.

HĐ3: Thực hành

Bài 1: ( Làm bảng con)

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV làm mẫu một phép tính:

Ảnh đính kèm

0 trừ 0 bằng 0, viết số 0

4 trừ 2 bằng 2, viết số 2

- Lưu ý HS cách đặt tính sao cho số chục thẳng cột với số chục, số đơn vị thẳng cột với số đơn vị.

- Yêu cầu 1 HS lên làm:

Ảnh đính kèm


- Yêu cầu HS lấy bảng con. Chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm làm 2 phép tính.

Ảnh đính kèm

- GV yêu cầu HS trình bày cách làm một số câu.

- GV yêu cầu HS dưới lớp nhận xét.

- GV nhận xét.

Bài 2: ( làm miệng)

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV hướng dẫn HS trừ nhẩm hai số tròn chục:

+ Đưa ra phép tính: 50 – 30.

+ 50 còn được gọi là gì?

+ 30 còn được gọi là gì?

+ 5 chục trừ 3 chục bằng mấy chục?

+ Vậy 50 trừ 30 bằng bao nhiêu?

- GV cho HS nhắc lại: 5 chục trừ 3 chục bằng 2 chục. Vậy 50 trừ 30 bằng 20.

- Yêu cầu HS làm bài tập theo hình thức truyền miện: Khi 1 bạn HS hỏi 40 – 30 bằng mấy? Bạn được chỉ định sẽ trả lời kết quả phép tính: 40 – 30 = 10 và được hỏi bạn khác phép tính tiếp theo ở bài2: 70 – 20 bằng mấy?. Cứ thế lần lượt cho đến hết các phép tính trong bài tập.

40 – 30 =     80 – 40 =

70 – 20 =     90 – 60 =

90 – 10 =     50 – 50 =

- GV yêu cầu HS trình bày cách làm.

- GV yêu cầu HS dưới lớp nhận xét.

- GV nhận xét.

Bài 3: ( làm phiếu bài tập)

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Bài toán này thuộc dạng bài toán gì các em đã được học?

- Nêu các bước giải 1 bài toán có lời văn?

- Bài toán cho biết những gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết An có tất cả bao nhiêu cái kẹo ta làm phép tính gì?

- Yêu cầu HS trình bày lời giải vàophiếu bài tập, 1 HS làm bảng phụ.

- Yêu cầu HS nhận xét bài giải của HS trên bảng.

- GV đưa lời giải đúng:

Bài giải

Số cái kẹo An có tất cả là:

30 + 10 = 40 (cái kẹo)

Đáp số: 40 cái kẹo

- GV thu phiếu bài tập và nhận xét chung bài làm của HS.

4. Củng cố, dặn dò

- Hôm nay chúng ta học bài gì?

- GV nhận xét tiết học.

- Yêu cầu HS chuẩn bị bài: Luyện tập trang 132.

- Học sinh hát.

- Bài: Luyện tập.

- HS thực hiện yêu cầu.

Đáp án:

Ảnh đính kèm

- HS thực hiện.

- HS nhận xét.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS đếm và trả lời: 10 que tính.

- HS trả lời: 10 que tính.

- HS trả lời:

+ 5 bó chục.

+ 50 que tính.

+ 50 gồm có 5 chục và 0 đơn vị.

- HS theo dõi.

- HS trả lời:

+ 2 bó chục.

+ 20 que tính.

+ 20 gồm có 2 chục và 0 đơn vị.

- HS theo dõi.

- HS trả lời: 30 que tính.

- HS lắng nghe và quan sát.

- 50 – 20 = 30

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi.

- HS nêu lại.

- HS đọc: Tính.

- HS quan sát.

- 1 HS lên bảng lớp thực hiệp phép tính:

Ảnh đính kèm

- HS thực hiện:

Ảnh đính kèm

- HS trình bày.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc: Tính nhẩm.

- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi:

+ Quan sát.

+ 5 chục.

+ 3 chục.

+ 2 chục.

+ 50 – 30 = 20

- HS nhắc lại.

- HS thực hiện.

+ Đáp án:

40 – 30 = 10   80 – 40 = 40

70 – 20 = 50   90 – 60 = 30

90 – 10 = 80   50 – 50 = 0

- HS trình bày.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc: An có 30 cái kẹo, chị cho An thêm 10 cái nữa. Hỏi An có tất cả bao nhiêu cái kẹo?

- Bài toán có lời văn.

- Gồm 3 bước:

+ Lời giải

+ phép tính

+ Đáp số

- An có 30 cái kẹo, chị cho An thêm 10 cái nữa.

- Hỏi An có tất cả bao nhiêu cái kẹo?

- Phép tính cộng.

- HS thực hiện.

- HS nhận xét.

- HS theo dõi.

- HS lắng nghe.

- Chúng ta học bài “Trừ các số tròn chục”.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.