BÀI 15: VẼ ĐOẠN THẲNG CÓ ĐỘ DÀI CHO TRƯỚC
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh bước đầu biết dùng thước có vạch chia thành từng cm, để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên và học sinh sử dụng thước có vạch chia thành từng xăng-ti-mét
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định:
- Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập
2. Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên cho học sinh sửa bài tập 3, 4/19/bài tập
- 1 học sinh lên bảng làm bài 3/19, 2 học sinh lên bảng làm bài 4/19
- Học sinh nhận xét bài của bạn. Giáo viên sửa sai chung
- Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới
3. Bài mới
TG |
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Hoạt động 1: Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. Mt: Hướng dẫn học sinh các thao tác vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước - Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt thước lên tờ giấy trắng, tay trái giữ thước, tay phải cầm bút chấm 1 điểm trùng với vạch 0. Chấm 1 điểm trùng với vạch 4 - Dùng bút nối từ điểm 0 đến điểm ở vạch 4, thẳng theo mép thước - Nhấc thước ra viết A vào điểm số 0 và B vào điểm số 4của đoạn thẳng. Ta đã vẽ được đoạn thẳng - AB có độ dài 4 cm - Giáo viên đi xem xét hình vẽ của học sinh, giúp đỡ học sinh yếu Hoạt động 2: Thực hành Mt: Học sinh biết vẽ đoạn thẳng có số đo cho trước + Bài 1: Giáo viên hướng dẫn vẽ các đoạn thẳng có độ dài 5 cm, 7 cm, 2 cm, 9 cm - Yêu cầu học sinh tập các thao tác như trên và tập đặt tên các đoạn thẳng - Giáo viên giúp đỡhọc sinh yếu + Bài 2 - Cho học sinh nêu tóm tắt của bài toán rồi nêu bài toán và tự giải miệng - Giáo viên treo bảng tóm tắt bài toán - Học sinh tự giải bài toán - 1 học sinh lên sửa bài - Giáo viên nhận xét, sửa sai chung - Bài 3: Nêu yêu cầu của bài tập. Giáo viên giải thích rõ yêu cầu của bài - Giáo viên uốn nắn, hướng dẫn thêm cho học sinh |
- Học sinh lấy vở, thực hiện từng bước theo sử hướng dẫn của giáo viên
- Từng đôi học sinh - Học sinh nêu bài toán. Đoạn thẳng AB dài 5 cm. Đoạn thẳng BC dài 3cm. Hỏi cả 2 đoạn thẳng dài bao nhiêu cm? Bài giải : Cả 2 đoạn thẳng dài là: 5 + 3 = 8 (cm) Đáp số: 8cm - Học sinh tự suy nghĩ vẽ theo nhiều cách (trên bảng con). |
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh tích cực hoạt động
- Dặn học sinh ôn bài, hoàn thành vở bài tập
- Chuẩn bị bài cho ngày hôm sau: Luyện tập chung
5. Rút kinh nghiệm