Bài VI.2
Một tia sáng truyền trong không khí tới mặt thoáng của một chất lỏng. Tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau (Hình VI.l). Trong các điều kiện đó, giữa các góc i và r có hệ thức nào ?
A. i = r + 90o
B. i + r = 900
C. r = i + 900
D. Một hệ thức khác A, B, C.
Phương pháp giải:
Sử dụng định luật phản xạ ánh sáng: góc tới = góc phản xạ.
Lời giải chi tiết:
Gọi i' là góc phản xạ
Ta có: Tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau:
\(=> r + i' =90^0\)
Mà \( i = i' \)
=> \( i+r=90^0\)
Chọn đáp án: B
Bài VI.3
Tiếp câu VI.2. Cho biết chiết suất của chất lỏng là n = 1,73 . Vậy góc tới i có giá trị nào ?
A. 300
B. 450
C. 600
D. Một giá trị khác A, B, C
Phương pháp giải:
Sử dụng định luật khúc xạ ánh sáng : \( n_1 sini = n_2 sin r\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \( n_1 sini = n_2 sin r\)
=> \( sin i = 1,73sin r = 1,73 cos i\) ( i+r=90)
\(=> tan i = 1,73 \)
\(=> i = 60^0\)
Chọn đáp án: C
Bài VI.4
Hai bản trong suốt có các mặt song song được bố trí tiếp giáp nhau như Hình VI.2. Các chiết suất là n1 khác n2. Một tia sáng truyền qua hai bản với góc tới i1 và góc ló i2. So sánh i1 và i2 ta có kết quả nào ?
A. i2 = i1
B. i2 > i1
C. i2 < i1
D> A, B, C đều có thể đúng tùy theo giá trị n1, n2
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về sự truyền ánh sáng.
Lời giải chi tiết:
Ta có: góc tới i1 = góc ló i2
Chọn đáp án: A