Bài 3.1
Tại điểm nào dưới đây sẽ không có điện trường ?
A. Ở bên ngoài, gần một quả cầu nhựa nhiễm điện.
B. Ở bên trong một quả cầu nhựa nhiễm điện.
C. Ở bên ngoài, gần một quả cầu kim loại nhiễm điện.
D. Ở bên trong một quả cầu kim loại nhiễm điện.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về điện trường.
Lời giải chi tiết:
Trong các điểm ở trên, điểm không có điện trường là điểm ở bên trong một quả cầu kim loại nhiễm điện.
Chọn đáp án: D
Bài 3.2
Đồ thị nào trong Hình 3.1 phản ánh sự phụ thuộc của cường độ điện trường của một điện tích điểm vào khoảng cách từ điện tích đó đến điểm mà ta xét?
Phương pháp giải:
Sử dụng biểu thức: \(E=k{\dfrac{|Q|}{r^2}}\)
Lời giải chi tiết:
Độ lớn của cường độ điện trường tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa các điện tích điểm. Đồ thị phản ánh sự phụ thuộc của cường độ điện trường của một điện tích điểm vào khoảng cách từ điện tích đó đến điểm mà ta xét là đồ thì có dạng như hình 3.1 D
Chọn đáp án: D
Bài 3.3
Điện trường trong khí quyển gần mặt đất có cường độ 200 V/m, hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới. Một êlectron (-e = -l,6.10-19 C) ở trong điện trường này sẽ chịu tác dụng một lực điện có cường độ và hướng như thế nào?
A. \(3,2.10^{-21}\) N ; hướng thẳng đứng từ trên xuống.
B. \(3,2.10^{-21}\) N ; hướng thẳng đứng từ dưới lên.
C. \(3,2.10^{-17}\) N ; hướng thẳng đứng từ trên xuống.
D. \(3,2.10^{-17}\) N ; hướng thẳng đứng từ dưới lên.
Phương pháp giải:
Sử dụng biểu thức: \(F=qE\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(F=qE=-1,6.10^{-19}.200\\=-3,2.10^{-17}N\)
=> F ngược chiều với cường độ E
Chọn đáp án: D