Bài 16.2
Câu nào dưới đây nói về mối liên hệ của cường độ dòng điện IA chạy qua đèn điôt chân không với hiệu điện thế UAK giữa anôt A và catôt K là không đúng ?
A. Khi catôt K không bị nung nóng, thì IA = 0 với mọi giá trị của UAK.
B. Khi catôt bị nung nóng ở nhiệt độ cao, thì IA \( \ne \) 0 với mọi giá trị của UAK.
C. Khi catot bị nung nóng ở nhiệt độ cao, thì IA tăng theo mọi giá trị dương của UAK.
D. Khi catôt bị nung nóng ở nhiệt độ cao và tăng dần UAK từ 0 đến một giá trị dương Ubh thì IA sẽ tăng dần tới giá trị không đổi Ibh gọi là dòng điện bão hoà.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về dòng điện trong chân không.
Lời giải chi tiết:
A, C, D - đúng
B - sai vì: Khi catot bị nung nóng ở nhiệt độ cao, thì IA tăng theo mọi giá trị dương của UAK.
(Với \(U_{AK}\) có giá trị âm thì \(I_A\) không đáng kể, khi \(U_{AK}>0\) thì \(I_A\) tăng nhanh theo \(U_{AK}\) rồi đạt đến giá trị bão hòa)
Chọn đáp án:B
Bài 16.3
Câu nào dưới đây nói về tính chất tia catôt trong ống tia catôt là không đúng ?
A. Phát ra từ catôt, truyền ngược hướng điện trường tới anôt trong ống.
B. Phát ra từ catôt, truyền theo hướng điện trường tới anôt trong ống.
C. Mang năng lượng lớn, làm một số tinh thể phát huỳnh quang, làm kim loại phát tia X, làm nóng các vật bị nó rọi vào.
D. Bị từ trường hoặc điện trường làm lệch đường.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về dòng điện trong chân không.
Lời giải chi tiết:
A, C, D - đúng
B - sai vì: Phát ra từ catôt, truyền ngược hướng điện trường tới anôt trong ống.
Chọn đáp án:B
Bài 16.4
Câu nào dưới đây nói về bản chất tia catôt trong ống tia catôt là đúng ?
A. Là chùm ion âm phát ra từ catôt bị nung nóng.
B. Là chùm ion dương phát ra từ anôt.
C. Là chùm êlectron phát ra từ anôt bị nung nóng ở nhiệt độ cao..
D. Là chùm êlectron phát ra từ catôt.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về dòng điện trong chân không.
Lời giải chi tiết:
Bản chất tia catôt trong ống tia catôt là chùm êlectron phát ra từ catôt.
=> Phương án D - đúng
Chọn đáp án:D