Bài 2.1
Môi trường nào dưới đây không chứa điện tích tự do ?
A. Nước biển. B. Nước sông.
C. Nước mưa. D. Nước cất.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức vật dẫn điện và vật cách điện.
Lời giải chi tiết:
Trong các môi trường trên, nước cất không chứa điện tích tự do.
Chọn đáp án: D
Bài 2.2
Trong trường hợp nào dưới đây sẽ không xảy ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng ?
Đặt một quả cầu mang điện ở gần đầu của một
A. Thanh kim loại không mang điện.
B. Thanh kim loại mang điện dương.
C. Thanh kim loại mang điện âm.
D. Thanh nhựa mang điện âm.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức vật dẫn điện và vật cách điện.
Lời giải chi tiết:
Vì nhựa là vật cách điện nên khi đặt một quả cầu mang điện ở gần đầu của một thanh nhựa mang điện âm thì sẽ không xảy ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng
Chọn đáp án: D
Bài 2.3
Vào mùa hanh khô, nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lách tách. Đó là do:
A. Hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc.
B. Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.
C. Hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng.
D. Cả ba hiện tượng nhiễm điện nêu trên.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về các hiện tượng nhiễm điện.
Lời giải chi tiết:
Vào mùa hanh khô, nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lách tách đó là do áo len cọ xát với da.
Chọn đáp án: B