Đề bài
Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50 cm.
a) Xác định độ tụ của kính mà người này phải đeo để có thể nhìn rõ một vật ở xa vô cùng không điều tiết.
b) Khi đeo kính, người này có thể đọc được trang sách cách mắt gần nhất là 20 cm (mắt sát kính). Hỏi điểm cực cận của mắt cách mắt bao xa ?
c) Để đọc được những dòng chữ nhỏ mà không phải điều tiết, người này bỏ kính ra và dùng một kính lúp có tiêu cự 5 cm đặt sát mắt. Khi đó phải đặt trang sách cách kính lúp bao nhiêu?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+ Sử dụng biểu thức tính độ tụ: \( D=\dfrac{1}{f}\)
+ Sử dụng biểu thức: \(\dfrac{1}{d} - \dfrac{1}{{O{C_C}}} = \dfrac{1}{{{f_k}}}\)
Lời giải chi tiết
a) \(f_k = - OC_V = - 50cm = - 0,5m => D_k = \dfrac{1}{f_k} = -2dp\)
b). Điểm cực cận của mắt cách mắt:
\(\dfrac{1}{d} - \dfrac{1}{{O{C_C}}} = \dfrac{1}{{{f_k}}} \Rightarrow O{C_C} = \dfrac{{50.20}}{{70}} \approx 14,3cm\)
c) Phải đặt trang sách cách kính lúp:
d’ = - OCv = - 50cm
\(\dfrac{1}{d} - \dfrac{1}{{O{C_V}}} = \dfrac{1}{{{f_l}}} \Rightarrow d = \dfrac{{50.5}}{{55}} \approx 4,55cm\)