Bài 27.2
Theo định nghĩa về phản xạ toàn phần, Trong ba trường hợp truyền ánh sáng sau đây (Hình 27.1), trường hợp nào có hiện tượng phản xạ toàn phần ?
A. Trường hợp (1).
B. Trường hợp (2).
C. Trường hợp (3).
D. Không trường hợp nào là phản xạ toàn phần.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về phản xạ toàn phần.
Lời giải chi tiết:
Trường hợp (1) không có hiện tượng phản xạ toàn phần vì hiện tượng phản xạ toàn phần phải xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Trường hợp (2) không có hiện tượng phản xạ toàn phần vì có tia khúc xạ.
Trường hợp (3) không có hiện tượng phản xạ toàn phần vì \(n_1=n_2\)
Chọn đáp án: D
Bài 27.3
Có tia sáng truyền từ không khí vào ba môi trường (1), (2), (3) như sau (Hình 27.2)
Phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi ánh sáng truyền trong cặp môi trường nào sau đây ?
A. Từ (2) tới (1).
B. Từ (3) tới (1).
C. Từ (3) tới (2).
D. Từ (1) tới (2).
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về hiện tượng phản xạ toàn phần.
Lời giải chi tiết:
Phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi ánh sáng truyền trong cặp môi trường từ (1) tới (2).
Chọn đáp án: D
Bài 27.4
Tiếp theo câu 27.3. Phản xạ toàn phần không thể xảy ra khi ánh sáng truyền trong cặp môi trường nào sau đây ?
A. Từ (1) tới (2). B. Từ (2) tới (3).
c. Từ (1) tới (3). D. Từ (3) tới (1).
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về hiện tượng phản xạ toàn phần.
Lời giải chi tiết:
Phản xạ toàn phần không thể xảy ra khi ánh sáng truyền trong cặp môi trường từ (3) tới (1).
Chọn đáp án: D