Giải bài 33.4; 33.5; 33.6 trang 91, 92 SBT Vật lý 11

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 33.4

Số bội giác của kính hiển vi ngắm chừng ở vô cực có (các) tính chất nào sau đây ?

A. Tỉ lệ thuận với tiêu cự vật kính.

B. Tỉ lệ thuận với tiêu cự thị kính.

C. Tỉ lệ thuận với độ dài quang học của kính.

D. Các kết luận A, B, C đều đúng.

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức tính độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực: \( G=\dfrac{\delta.Đ}{f_1f_2}\)

Lời giải chi tiết:

Dựa vào biểu thức \( G=\dfrac{\delta.Đ}{f_1f_2}\) => Số bội giác của kính hiển vi ngắm chừng ở vô cực tỉ lệ thuận với độ dài quang học của kính.

Chọn đáp án: C

Bài 33.5

Gọi \(k_1\) là số phóng đại của ảnh cho bởi vật kính.

\(k_2\) là số phóng đại của ảnh cho bởi thị kính.

\(G_2\) là số bội giác của thị kính.

Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực có thể tính theo biểu thức nào:

A.\(|k_1k_2|\)

B.\(|k_1|G_2\)

C. \( |\dfrac{k_1}{k_2}|G_2\)

D. \(|k_2|G_2\)

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức tính độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực: \( G=|k_1|G_2\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \( G=|k_1|G_2\)

Chọn đáp án: B

Bài 33.6

Kính hiển vi có f1 = 5 mm ; f2 = 2,5 cm ; d = 17 cm. Người quan sát có OCc = 20 cm. Số bội giác của kính ngắm chừng ở vô cực có trị số là :

A. 170. B. 272.

C. 340. D. Khác A, B, C

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức tính độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực: \( G=\dfrac{\delta.Đ}{f_1f_2}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \( G=\dfrac{\delta.Đ}{f_1f_2}=\dfrac{17.20}{0,5.2,5}=272\)

Chọn đáp án: B