Có hai thấu kính L1 và L2 (Hình 30.1) được ghép đồng trục với \({F_1}' \equiv {F_2}\) (tiêu điểm ảnh chính của L1 trùng tiêu điểm vật chính của L2).
Dùng các giả thiết này để chọn đáp án đúng ở các câu hỏi từ 30.2 tới 30.5 theo quy ước :
(1): ở trên O1X
(2): ở trên O2Y.
(3): ở trong đoạn O1O2
(4): không tồn tại (trường hợp không xảy ra).
Bài 30.2
Nếu L1 và L2 đều là thấu kính hội tụ thì điểm trùng nhau của F1’ và F2 có vị trí :
A. (1).
B. (2).
C. (3)
D. (4).
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về đường truyền hệ thấu kính ghép đồng trục.
Lời giải chi tiết:
Nếu L1 và L2 đều là thấu kính hội tụ thì điểm trùng nhau của F1’ và F2 phải nằm giữa hai quang tâm \(O_1\) và \(O_2\)
Chọn đáp án: C
Bài 30.3
Nếu L1 là thấu kính hội tụ và L2 là thấu kính phân kì thì điểm trùng nhau của F1’ và F2 có vị trí:
A. (l).
B. (2).
c. (3).
D. (4).
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về hệ hai thấu kính ghép đồng trục.
Lời giải chi tiết:
Nếu L1 là thấu kính hội tụ và L2 là thấu kính phân kì thì điểm trùng nhau của F1’ và F2 có vị trí nằm trên \(O_2y\)
Chọn đáp án: B
Bài 30.4
Nếu L1 là thấu kính phân kì và L2 là thấu kính hội tụ thì điểm trùng nhau của F1’ và F2 có vị trí :
A. (1). B. (2). C. (3). D.(4).
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về hệ hai thấu kính ghép đồng trục.
Lời giải chi tiết:
Nếu L1 là thấu kính phân kì và L2 là thấu kính hội tụ thì điểm trùng nhau của F1’ và F2 nằm trên \(O_1x\)
Chọn đáp án: A
30.5
Nếu L1 và L2 đều là thấu kính phân kì thì điểm trùng nhau của F1’ và F2 có vị trí :
A. (1)
B. (2)
C. (3).
D. (4).
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về hệ hai thấu kính đồng trục.
Lời giải chi tiết:
Nếu L1 và L2 đều là thấu kính phân kì thì điểm trùng nhau của F1’ và F2 không tồn tại vì Nếu L1 và L2 đều là thấu kính phân kì thì F1’ và F2 không trùng nhau.
Chọn đáp án: D